Cựu tù chính trị Côn Đảo với mốc son giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diệp Phong - Lê Thái - Quốc Trạng (VTV9)Cập nhật 20:41 ngày 28/04/2020

VTV.vn - Trong những ngày kỷ niệm lễ 30/4 lịch sử, các câu chuyện về tù nhân chính trị Côn Đảo luôn mang đến nhiều cảm xúc, dấu ấn đặc biệt.

Côn Đảo là nơi từng giam cầm rất nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Cuối tháng 4/1975, nhà tù Côn Đảo giam cầm hơn 7.400 tù nhân, trong đó hơn 50% là tù chính trị. Mặc dù bị tra tấn dã man nhưng họ vẫn giữ vững ý chí, phối hợp với lực lượng Cách mạng bên ngoài kiên cường chiến đấu. Ngày 30/4/1975, Sài Gòn được giải phóng. Tại Côn Đảo, tướng Mỹ, cai ngục đã bỏ chạy. Các tù nhân chính trị đã tự phá trại giam, chính thức giải phóng Côn Đảo vào ngày 1/5/1975. Đối với tù chính trị, việc được đặt chân lên đất liền trong ngày chiến thắng như một giấc mơ mà trước đó không ai dám nghĩ tới.

Sau giải phóng, những cựu tù chính trị Côn Đảo trở về quê hương tiếp tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng khi cả nước gồng mình chống dịch COVID-19, những tù chính trị năm xưa vẫn theo dõi sát sao và chưa bao giờ đặt mình ngoài cuộc chiến phòng chống dịch.

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, những cựu tù chính trị năm xưa luôn tự hào khi nhắc về thời khắc lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mốc son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã được bạn bè quốc tế ghi nhận.


Nhà tù Côn Đảo đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo đón nhận Bằng di tích quốc gia đặc biệt

Hôm 23/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Bằng di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo cho lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.