Độc đáo mộc bản triều Nguyễn

Ái Linh, Công Thành, Trung Hiếu (VTV9)Cập nhật 08:42 ngày 25/07/2019

VTV.vn - Chiêm ngưỡng mộc bản triều Nguyễn được dùng để in sách vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Tòa nhà của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, nơi bảo quản khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn. Nằm im trên những kệ sắt, song đó là khối tài sản quý hiếm đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam.

Khi kỹ thuật in chưa ra đời, mộc bản là nòng cốt, rất có giá trị trong việc lưu truyền công danh, sự nghiệp của các bậc vua chúa, các sự kiện lịch sử, các biến cố thời cuộc… Khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn rất đồ sộ, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức, là chiếc máy in khổng lồ dưới thời phong kiến ở nước ta. Dưới thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị, việc in sao phần lớn đều được thực hiện bằng thủ công và mộc bản giữ một vai trò thiết yếu cho công việc này.

Ðến nay, toàn bộ tài liệu mộc bản đã được in ra giấy dó rồi hệ thống hóa, tổng hợp được 152 đầu sách thuộc ba nhóm chính: chính sử triều Nguyễn, tác phẩm văn chương và sách kinh điển của các nhà Nho dùng để dạy và học.

Hiện nay, trong khuôn viên của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia có hẳn một không gian trưng bày để giới thiệu mộc bản triều Nguyễn đến với du khách trong và ngoài nước. Giá trị của di sản tư liệu thế giới đầu tiên của Việt Nam sẽ được nhiều người biết đến, từ đó càng thêm trân trọng khối mộc bản triều Nguyễn quý hiếm này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.