Du lịch Việt Nam thiệt hại từ 5,9 - 7 tỷ USD do dịch COVID-19

Tấn Quýnh - Phạm Việt (VTV9)Cập nhật 20:21 ngày 13/02/2020

VTV.vn - Gần đây, hình ảnh khách sạn, nhà hàng đìu hiu liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, cùng với đó là nỗi lo lắng lan rộng trong những người làm du lịch.

Dưới góc nhìn của các chuyên gia, dịch bệnh COVID-19 chẳng khác gì một cơn bão hoành hành nền kinh tế. Lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất và sớm lộ rõ thiệt hại chính là du lịch. Nhiều hãng hàng không trên thế giới đã đồng loạt giảm hoặc hủy chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc trước diễn biến của dịch bệnh nCoV. Bức tranh du lịch khu vực châu Á rơi vào cảnh ảm đạm.

Chấp nhận tổn thất kinh tế, đặt sức khỏe cộng đồng lên hàng đầu, ngay từ khi phát sinh dịch nCoV, Việt Nam đã tạm dừng việc đưa và đón du khách đến và đi từ các vùng xảy ra dịch. Tác động dễ thấy nhất là sự sụt giảm lượng du khách Trung Quốc, trong khi khách du lịch từ thị trường này trong năm 2019 chiếm đến 30% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Đặc biệt, đối với những địa phương như tỉnh Khánh Hòa, khách Trung Quốc chiếm đến 70% du khách quốc tế. Do đó, du lịch ở tỉnh này trong thời điểm hiện nay thực sự gặp khó khăn. Công suất sử dụng phòng khách sạn bị sụt giảm, chỉ còn dưới 30%. Tương tự, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng rơi vào cảnh ế ẩm, buộc phải đóng cửa vì không thể cầm cự so với chi phí hoạt động. Ước tính, tổng thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam vào khoảng 5,9 - 7,7 tỷ USD, tức hàng nghìn tỷ đồng.

Ngày 6/2, tại Hà Nội, Hội nghị ngành du lịch ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới đã diễn ra. Các cơ quan quản lý và những người làm du lịch đã bàn bạc, tìm hướng gỡ khó cho ngành du lịch đang bị khủng hoảng bởi dịch bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, điều mấu chốt lúc này là những người làm du lịch cần liên kết, cùng nhau tái cơ cấu thị trường du lịch, trong đó đặc biệt chú ý đến thị trường nội địa. Việc phát triển thị trường nội địa được cho là giải pháp đầu tiên để phục hồi du lịch sau dịch bệnh. Trên thực tế, để sớm phục hồi du lịch đòi hỏi phải có nhiều giải pháp cả về trước mắt cũng như lâu dài.

Du khách chỉ đi du lịch nếu điểm đến được an toàn. Nói cách khác, tốc độ phục hồi kinh tế du lịch phụ thuộc rất nhiều vào sự khẳng định các điểm đến có an toàn hay không. Đây cũng là công việc trọng tâm lúc này đối với các địa phương có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

Đẩy mạnh kích cầu du lịch trước tình hình dịch nCoV Đẩy mạnh kích cầu du lịch trước tình hình dịch nCoV

VTV.vn - Năm 2020, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, Thừa Thiên-Huế đã có nhiều chính sách kích cầu đa dạng, hấp dẫn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.