Công viên 23/9, một trong những công viên có vị trí tốt nhất, nằm ngay trung tâm TP.HCM. Cũng có lẽ vì có vị trí tốt như vậy nên nhiều năm nay nơi đây phát triển nhiều tiện ích gắn với công viên. Ban đầu chỉ là sân khấu dành để phục vụ khán giả vào dịp cuối tuần. Dần dà, nơi đây xuất hiện thêm vài chỗ mua bán đồ. Và giờ, là có hẳn một khu mua sắm đồ sộ như thế này. Lẽ dĩ nhiên, người dân, nhất là người lớn tuổi sẽ không còn nhiều khoảng không gian nghỉ ngơi mà để phải có, họ đã tìm đến công viên.
Sự búc xúc của họ không phải là không có lý do. Mỗi năm TP.HCM xuất hiện không ít các trung tâm thương mại, nhưng không vì thế, các công viên lại không bị tận dụng làm nơi mua bán. Thậm chí, với cả một nơi tưởng chừng không liên quan là Thảo Cầm Viên cũng không thoát khỏi. Chỉ cách chưa đầy vài chục mét nơi chuồng hươu cao cổ, một sân khấu lớn được dựng lên, kèm theo đó là khu vui chơi ăn uống. Càng về tối, nơi đây hoạt động càng nhộn nhịp khiến cho nhiều người ái ngại thay cho những động vật trong Thảo Cầm Viên. Theo các chuyên gia về quy hoạch đô thị, việc xây dựng các công trình tại các công viên công cộng là đi ngược lại nguyên lý chung. Về lâu về dài, tình trạng này còn để lại những hệ lụy khôn lường.
Ngoài công viên 23/9, Thảo Cầm Viên, còn khá nhiều công viên khác tại TP.HCM cũng bị xây dựng các công trình không đúng mục đích. Trong một cuộc họp đầu tháng 7/2018 về tình hình kinh tế xã hội, chủ tịch UBND TP.HCM cũng yêu cầu phải chấm dứt tình trạng công viên bị chiếm dụng, đồng thời phải tháo dỡ các công trình này. Nhưng đến nay, một số công trình vẫn còn hiện hữu. Nhiều người tự hỏi, vì sao xây dựng thì dễ, còn tháo dỡ lại lâu và khó khăn đến như vậy./.
TP.HCM thiếu công viên VTV.vn - Tổng diện tích quy hoạch đất công viên cây xanh trên địa bàn TP.HCM đến 2020 và tầm nhìn đến 2025 là hơn 11.000ha. Nhưng diện tích thực tế hiện chỉ mới được 4,3 ha.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!