Lợn mắc bệnh tả châu Phi: Nên chôn hay thiêu?

Đặng Công - Bạch Đằng (VTV9)Cập nhật 09:29 ngày 12/06/2019

VTV.vn - 11 tỉnh thành ở ĐBSCL đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, hàng nghìn con lợn bị tiêu hủy và rắc rối xuất hiện từ đây.

Hiện không khó để bắt gặp những chuồng lợn trống không khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 11 tỉnh, thành ĐBSCL. Một trong những khó khăn của công tác phòng chống dịch là thiếu nơi để tiêu hủy lợn bị bệnh. Tình trạng này không chỉ xuất hiện ở vùng đô thị mà xuất hiện cả ở những vùng nông thôn.

Một lo ngại khác là nguy cơ dịch lây lan qua nguồn nước. Các hố chôn lợn dù đã được đào sâu theo đúng quy trình nhưng nhiều nhà khoa học vẫn lo ngại mầm bệnh lây lan theo nguồn nước ngầm. Nguyên nhân là do ĐBSCL là vùng trũng thấp, chỉ cần đào sâu hơn 1m là xuất hiện mạch nước. Lợn mắc bệnh dù được chôn lấp nhưng khi gặp nước sẽ trương phình, nổi lên, bốc mùi hôi là điều khó tránh khỏi.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Bích, Trưởng Bộ môn Thú y, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể tồn tại từ 3 - 6 tháng. Việc hố chôn lợn bị ngập có thể làm nguồn bệnh lây lan qua hệ thống nước ngầm ra sông, rạch. ĐBSCL có hệ thông sông, rạch chằng chịch. Nếu mầm bệnh theo hệ thống nước ngầm lây lan ra sông, rạch, hậu quả sẽ khó lường. Do đó, đã có một số đề xuất nên xem xét tiêu hủy lợn bằng phương pháp đốt.

Biện pháp đốt hay chôn lợn bệnh đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiện các địa phương ĐBSCL đang rất mong Bộ NN& PTNT đưa ra các nghiên cứu, những phương án phù hợp với tình hình của địa phương để công tác phòng chống dịch được hiệu quả, có tác dụng lâu dài.


Cần Thơ thiếu nơi tiêu hủy lợn nhiễm bệnh Cần Thơ thiếu nơi tiêu hủy lợn nhiễm bệnh

VTV.vn - Công tác tiêu hủy lợn nhiễm bệnh, nhất là các quận nội ô TP Cần Thơ đang gặp rất nhiều khó khăn.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.