Hiểu một cách đơn giản, "lưới ma" chính là những tấm lưới bị rách, bị trôi trên biển nhưng không được thu gom và trở thành nguồn rác thải nhựa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển. Điều đáng lo ngại đối với nhiều quốc gia biển, trong đó có Việt Nam là cho đến lúc này, ngư dân vẫn chưa có thói quen thu gom rác thải nhựa trên biển, trong đó có những ngư cụ bằng nilon.
Cứ sau vài chuyến biển, lưới lại bị rách. Những tấm lưới còn dùng được, ngư dân tìm cách vá lại. Nhưng nếu rách quá nhiều, rách thành những mảnh nhỏ thì chẳng mấy ngư dân bỏ công để gom lại mang vào bờ. Đó là chưa nói, không ít tấm lưới bị trôi mất trong lúc đánh bắt trên biển.)
Trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Bảo vệ Động vật thế giới, mỗi năm không dưới 640.000 tấn ngư cụ bị bỏ lại trong các đại dương, và là ngọn nguồn trở thành "lưới ma" như cách nói của các nhà khoa học. "Lưới ma" đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sinh vật biển, mỗi năm gây ra cái chết của 100.000 cá voi, cá heo, hải cầu và rùa biển.
Những tấm lưới bằng nilon. Tương tự, nhiều ngư cụ khác trên tàu cá cũng bằng chất liệu.Như vậy, ngư cụ một khi bỏ lại ở biển thì cũng đồng nghĩa sẽ làm tăng thêm lượng rác thải nhựa trên đại dương. Hiện tại mỗi năm, đại dương hứng chịu đến 12 triệu tấn rác thải nhựa. Những mảnh vi nhựa đang gây đe dọa nghiêm trọng đến khoảng 400 loài sinh vật biển, 15% trong số đó nằm trong sách đỏ.
Sau chuyến biển, công việc của ngư dân là gỡ rác nhựa ra khỏi cá, trong đó có những tấm tưới bị rách. Thế nhưng, chỗ rác nhựa này bị vứt ngược trở lại xuống biển. Vòng luẩn quẩn của cái gọi là "lưới ma" vẫn chưa có hồi kết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!