Đã giữa năm, lẽ ra ruộng mía cao gần thân người, nhưng giờ lại là thế này,… Ông Thịnh trồng hơn 2 ha mía. Nguồn sống của cả gia đình chính là đâ.... Những tháng trước khô hạn, buộc phải bỏ mặc ruộng mía. Còn giờ đã có mưa, vậy mà ông Thịnh vẫn tiếp tục bỏ hoang ruộng mía. Có thể xoay xở đủ vốn để trồng lại nhưng với những nông dân như ông Thịnh, nếu tiếp tục đầu tư ruộng mía thì chẳng khác gì là một canh bạc mà biết chắc sẽ thua.
Cánh đồng mía Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Từng có tiếng là vùng nguyên liệu mía đứng đầu tỉnh Khánh Hòa , chỉ một xã mà đã có trên 1.000 ha mía. Thế nhưng, ba năm liên tiếp, người trồng mía gặp cảnh thua lỗ, đầu tư mỗi ha 50 triệu đồng, sau một năm, đến lúc thu hoạch tiền bán mía không đủ bủ chi phí. Đã vậy, gặp cảnh nắng hạn như năm nay, càng khiến nhiều nông dân bỏ hoang ruộng mía. Diện tích trồng mía trong vòng một năm qua ở Ninh Tân giảm hơn 1 nửa. Ruộng mía, sau mưa, giờ chỉ là nơi của cỏ dại. Nông dân xót xa, ai cũng nóng lòng chuyển sang cây trồng khác nhưng chuyển đổi như thế nào thì không phải là chuyện ngày một, ngày hai. Còn để tiếp tục gắn bó với cây mía thì hiếm nông dân nào mạnh dạn nếu thiếu sự đầu tư từ phía các nhà máy đường.
Trong khi bài toán hiệu quả sản xuất mía đường tiếp tục được các nhà máy đường và nông dân tìm hướng tháo gỡ thì lúc này, một thực tế đáng lo ngại: nếu để kéo dài những ruộng mía bỏ hoang thì cũng đồng nghĩa quỹ đất canh tác bị uổng phí, chưa kể thu nhập của các nông hộ trồng mía gần như quay về con số 0.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!