Để hiện thực hóa ước mơ, người Việt cũng có thể sử dụng đông trùng hạ thảo vốn chỉ có ở Tây Tạng, một đơn vị đã kiên trì nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới trong suốt 15 năm qua. Toàn bộ nguyên liệu để sản xuất gồm 98% là gạo và các chất ngũ cốc khác trồng cấy trên đất Lâm Đồng, 2% còn lại là các chất bổ sung thuộc bản quyền của công ty. Với yếu tố công nghệ, sản phẩm có hàm lượng chất tự nhiên đạt 65 - 70% so với đông trùng hạ thảo tự nhiên mà giá thành lại rẻ hơn 20 lần so với hàng ngoại nhập.
Với thành công ban đầu trong nghiên cứu khoa học trên nhiều ha, đơn vị đã phát triển ngành nuôi cấy công nghiệp đông trùng hạ thảo tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương khác. Qua phân tích, đông trùng hạ thảo ở đây có hàm lượng dược chất Cordycepin và Adenosine cao hơn nhiều lần so với nuôi trồng tại các khu vực khác và có thể sánh ngang với Tây Tạng. Đây được xem là hướng đi nhằm tạo ra bước đột phá lớn đối với ngành công nghệ sinh học tại Việt Nam.
Với việc ứng dụng công nghệ phù hợp, cho doanh thu hàng nghìn tỷ đồng trong 1 năm, công ty đã mở rộng thị trường và ký hợp đồng xuất khẩu đông trùng hạ thảo sang các nước như: Trung Quốc, Malaysia, Singapore. Trong thời gian tới, các chế phẩm đa dạng từ đông trùng hạ thảo sẽ được nghiên cứu và cho ra mắt nhằm góp phần giúp cho ngành nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam ngang tầm và vươn ra quốc tế, hướng đến mục tiêu Việt Nam có ít nhất 10 khu nông nghiệp công nghệ cao cùng 200 doanh nghiệp làm về lĩnh vực này vào năm 2020.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!