Một phòng trọ của công nhân tại Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Đó là thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Trong đó, 17 địa phương đã giải ngân 100% là: Thái Nguyên, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Bình, Lào Cai, Bạc Liêu, Kon Tum, Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La và Đắk Nông.
Một số địa phương triển khai tốt tính đến thời điểm này: Thái Nguyên, Bắc Giang, Trà Vinh, Đồng Nai, Hà Nội.
Có 12 địa phương có số giải ngân trên số tiếp nhận hồ sơ đề nghị dưới 50%.
Sau cuộc họp trực tuyến đôn đốc tiến độ giải ngân hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã điện thoại trực tiếp với các tỉnh giải ngân chậm, số hồ sơ tồn đọng lớn. Mặc dù vậy, theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến độ giải ngân của một số tỉnh rất chậm. Cụ thể, 5 tỉnh, thành phố tiến độ triển khai rất chậm, có tỉ lệ giải ngân so với số tiếp nhận đề nghị thấp có: Bắc Ninh (4,43%), Hải Dương (29,49%), Phú Thọ (8,86%), Bình Định (15,19%), Nam Định (35,15%).
Tính đến 16h ngày 24/8/2022, 60 tỉnh, thành phố đã tiếp nhận hồ sơ của: 124.084 lượt doanh nghiệp với 5.182.111 lượt lao động, kinh phí đề nghị hỗ trợ hơn 3.265 tỷ đồng. (tương đương với 50,32 % so với số kinh phí dự kiến); đã thẩm định và ra quyết định phê duyệt được hơn 2.725 tỷ đồng (83,4% số hồ sơ đề nghị); thực hiện giải ngân được 1.677 tỷ đồng (51,36% số hồ sơ đề nghị; 61,54% số đã được thẩm định phê duyệt).
Mốc thời gian cuối cùng các địa phương phải hoàn thành giải ngân là 31/8.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!