Các địa phương ở ĐBSCL đã lên kế hoạch chi tiết sử dụng nguồn vốn, ưu tiên cho các dự án cấp bách để ứng phó sạt lở kịp thời và hiệu quả. Cụ thể, tại các tỉnh đang có nhiều điểm sạt lở bờ sông như Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang,… chính quyền địa phương sẽ tập trung nguồn vốn được phân bổ để đầu tư nhanh hệ thống kè, đê bao chống xói mòn, sạt lở.
Còn ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang… sẽ dành nguồn vốn nói trên để đầu tư, nâng cấp các dự án kè ngầm tạo bãi, kè giảm sóng, ưu tiên tại các nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở cao và trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của người dân.
Tính từ năm 2016 đến nay, có gần 800 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra ở ĐBSCL với tổng chiều dài khoảng 1.134 km. Cùng với giải pháp công trình, Chính phủ và các địa phương còn tích cực triển khai nhiều gói hỗ trợ nhằm đảm bảo sinh kế cho người dân vùng sạt lở với mục tiêu ứng phó hiệu quả, phát triển bền vững cho vùng ĐBSCL.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!