Bốn triệu người dân ở Thủ đô vẫn đang sử dụng nguồn nước ngầm

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 01/11/2020 20:32 GMT+7

VTV.vn - Theo thông tin từ đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, khoảng một nửa dân số Hà Nội, tương đương 4 triệu người, hiện vẫn đang dùng nguồn nước giếng khoan hay còn gọi là nước ngầm.

Trong khi đó, có tới 2/3 các trạm cấp nước nhỏ lẻ ở ngoại thành đang bị ô nhiễm. Ngay chính trong nội thành cũng có không ít nơi tình trạng nước ngầm đang ngày càng ô nhiễm, không đảm bảo theo quy chuẩn 01/2009 của Bộ Y tế về chất lượng nước ăn uống. Hiện tỷ lệ khai thác nước ngầm của TP Hà Nội cũng vẫn còn rất cao, lên tới 50% nguồn nước cung cấp cho người dân.

Cả phường Phú La, quận Hà Đông và phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai hiện vẫn đang sử dụng nguồn nước ngầm do nhà máy nước sạch Hà Đông và Pháp Vân cung cấp.

Bốn triệu người dân ở Thủ đô vẫn đang sử dụng nguồn nước ngầm - Ảnh 1.

Nguồn nước ngầm không đạt theo quy chuẩn

Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cho biết, hiện cả Hà Nội có 64 cơ sở cấp nước có công suất thiết kế trên 1.000m3/ngày đêm, hầu hết là các cơ sở khai thác nước ngầm. Gần 40% các cơ sở nước ngầm thường xuyên có các chỉ tiêu chất lượng bị phát hiện không đạt theo quy chuẩn của Bộ Y tế.

Theo định hướng quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội số 499/2013 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ nước ngầm khai thác chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng công suất. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ này là 50%.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, việc triển khai các nhà máy nước mặt đang bị chậm so với quy hoạch đề ra như nhà máy nước mặt Sông Đà bị chậm tiến độ trong việc triển khai giai đoạn 2 nâng công suất phát nước từ 300.000 lên 600.000 m2/ngày đêm hay như nhà máy nước mặt sông Hồng, dự kiến vận hành từ 2018, nhưng đến nay vẫn chưa thành hình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước