Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu ngại tiếp công dân

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 15/09/2022 06:10 GMT+7

VTV.vn - Tình hình khiếu nại tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, thế nhưng người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương vẫn còn ngại tiếp dân, thậm chí đùn đẩy, né tránh.

Tình hình khiếu nại tố cáo vẫn diễn biến phức tạp xung quanh các vấn đề nóng như đất đai, xây dựng môi trường. Nhưng người đứng đầu một số cơ quan bộ, ngành, địa phương, các cấp vẫn còn ngại tiếp dân, thậm chí là đùn đẩy, né tránh. Có nơi bố trí cán bộ nghỉ hưu, tiếp dân làm theo hợp đồng. Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu ngại tiếp công dân

Vừa qua, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã đạt được những kết quả tích cực. Một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào kết quả này là nhờ sự tham gia đấu tranh với các hành vi sai trái, tiêu cực, tố giác, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tại báo cáo của Chính phủ với Quốc hội, năm 2022, cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết gần 20.000 trong số hơn 23.500 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, tăng 8,6% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, không phải ở đâu lúc nào thì công tác giải quyết đơn thư tố cáo, phòng chống tham nhũng cũng được giải quyết triệt để.

Tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giám sát chuyên đề thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo giai đoạn 2016-2021. Thống kê cho thấy, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ tiếp công dân định kỳ đạt tỉ lệ bình quân là 38%. Tỉ lệ lần lượt của Chủ tịch UBND cấp tỉnh huyện, xã là 56%, 94% và 49%. Một số tỉnh thành có tỉ lệ Chủ tịch cấp xã tiếp công dân định kỳ thấp, chủ yếu là ủy quyền cho cấp phó.

Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu ngại tiếp công dân - Ảnh 1.
Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu ngại tiếp công dân - Ảnh 2.

Đâu đó người đứng đầu vẫn còn tâm lý sợ trách nhiệm, sợ sai, tư duy nhiệm kỳ dẫn đến tình trạng thiếu sức chiến đấu xảy ra ở một số cấp ủy, tổ chức Đảng. Khi cán bộ đảng viên thiếu sức chiến đấu, người dân không được lắng nghe và dần coi tham nhũng, tiêu cực là bình thường, chấp nhận sống chung thì cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực gặp phải trở ngại và thách thức vô cùng lớn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi sinh thời đã từng căn dặn: "Nếu tổ chức việc kiểm tra cho chu đáo thì cũng như có ngọn đèn "pha". Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Chín phần mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra".

Vì vậy cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát, đặc biệt là phải phát huy vai trò giám sát của nhân dân. Làm sao phải đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và nhà nước để nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo đúng tôn chỉ mục đích của Đảng là gắn bó máu thịt với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

Cùng trao đổi về vấn đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương.

Giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo Giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

VTV.vn - Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hôm nay (13/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến về một số vấn đề đáng chú ý.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước