Từ nhiều năm qua, tình trạng tự tử ở nông thôn đã được phản ánh nhưng vài năm gần đây lại có xu hướng gia tăng. Chuyện tự tử diễn ra khá nhiều ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng dân tộc thiểu số. Ví dụ như tại xã Phan Thanh, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng, chỉ trong năm 2015, có tới 8 trường hợp tự tử vì ăn lá ngón. Lý do để những đồng bào H'Mông, Dao, Lô Lô… tự tử rất đơn giản. Đó là vợ giận chồng, là con dỗi mẹ, thậm chí là những chuyện xoay quanh bữa cơm hàng ngày. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ của các bác sĩ và chuyên gia tâm thần thì chuyện gia tăng tình trạng tự tử một phần còn do stress hay còn gọi là trầm cảm. Đây cũng là một điều đáng nói về vấn đề sức khỏe tâm thần hiện nay.
Các nguyên nhân dẫn đến stress chủ yếu do những sự thay đổi đột ngột trong cuộc sống, những mất mát, mâu thuẫn trong các mối quan hệ cá nhân. Tự tử do trầm cảm thường diễn ra ở những nhóm người có cá tính yếu đặc biệt trong nhóm những người trẻ tuổi.
Một điều đáng báo động khác theo các bác sỹ là hiện nay là hành vị tự sát do stress không chỉ xảy ra dưới dạng nội sinh mà nhiều cá nhân mà còn đang có xu hướng phát triển thành những vụ thảm án như giết người thân rồi tự sát.
Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại Viện chăm sóc sức khỏe tâm thần ,bệnh viện Bạch Mai, ngoài các nguyên nhân bệnh lý, stress đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc hình thành ý tưởng và hành vi tự sát. Những hành vi này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và tính mạng của người bệnh và gia đình mà còn để lại những hệ lụy to lớn đối với xã hội.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!