Sau gần 40 năm đưa vào hoạt động, cầu Chương Dương (Hà Nội) xuất hiện tình trạng xuống cấp, 50 kỹ sư cùng máy móc hiện đại tích cực xuyên đêm kiểm định hiện trạng, chất lượng.
Cầu Chương Dương đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 6/1985 là cây cầu chịu tải trọng lớn phục vụ cho các phương tiện giao thông trong thời gian dài khiến cho cầu đã có hiện tượng xuống cấp cần kiểm tra kiểm định và sửa chữa kịp thời.. Hiện mỗi ngày, cầu Chương Dương có khoảng 95.000 lượt xe qua lại, gấp hơn 8 lần so với thiết kế.
Sau 40 năm đưa vào sử dụng, mặt cầu và khe co giãn bị xuống cấp nhanh chóng, công tác sửa chữa, duy tu thường xuyên không đáp ứng được với lưu lượng phương tiện qua lại lớn.
Ghi nhận của PV, khoảng 23h đêm 30/12, đơn vị có trách nhiệm lập rào chắn, ngăn phương tiện đi vào làn giữa cầu Chương Dương.
Trước đó, Sở GTVT đề xuất phương án phân luồng tổ chức giao thông phục vụ công tác kiểm định cầu Chương Dương, cụ thể: Từ nay đến hết tháng 12, cấm toàn bộ phương tiện di chuyển qua cầu Chương Dương trong suốt quá trình kiểm định từ 0h00 - 4h00.
Để có thể kiểm định được mức độ hư hại, đơn vị phụ trách dùng 6 xe tải có khối lượng 27-30 tấn/xe đỗ tại 3 điểm gần nhau để thiết bị máy móc đánh giá độ võng của cầu.
Để đánh giá được độ võng, công nhân Ban Duy tu sử dụng một máy GPS chuyên dụng. Thiết bị này còn đo được cao độ của mặt cầu, nhằm đánh giá mặt cầu có các ổ gà, lồi lõm không.
Được biết, lần kiểm định cầu này cầu Chương Dương sẽ được kiểm tra tổng thể tất cả các bộ phận nhằm phát hiện các hư hỏng tích lũy theo thời gian. Từ đó, đơn vị tư vấn, nhà thầu xác định được các phần hư hỏng để lên phương án sửa chữa.
Quá trình kiểm định, đánh giá, có sự tham gia của nhiều chuyên gia, đồng thời còn có sự giám sát của Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải.
Quy trình dùng xe cỡ lớn để thử tải sẽ được lặp lại 3 lần tại mỗi vị trí để đưa ra được số liệu chính xác nhất.
Gần 50 kỹ sư cùng máy móc hiện đại đã tham gia trong đợt kiểm định cuối này.
Công ty công trình giao thông Hà Nội đơn vị được giao quản lý cầu Chương Dương thông tin, hiện mỗi ngày cầu này có khoảng 95.000 lượt xe qua, gấp hơn 8 lần so với thiết kế. Đây là nguyên nhân chính khiến mặt cầu và khe co giãn bị xuống cấp nhanh chóng, công tác sửa chữa, duy tu thường xuyên không đáp ứng được với lưu lượng phương tiện qua lại lớn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!