Câu chuyện ít người biết về hệ thống truyền thanh trong buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945

Thùy Dung (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 02/09/2020 20:19 GMT+7

VTV.vn - Thừa hưởng nền giáo dục của gia đình cùng với tài năng sẵn có, kỹ sư vô tuyến điện Nguyễn Dực đã cống hiến tuổi trẻ và tất cả tài sản của mình để phục vụ cách mạng.

Thành công của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một trong những thắng lợi nổi bật, vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vĩ đại đó chính là sự ủng hộ từ mọi tầng lớp nhân dân. Trong câu chuyện sau đây chúng tôi muốn nói tới một người thuộc thế hệ đó. Đó là một người Hà Nội - kỹ sư vô tuyến điện Nguyễn Dực.

Câu chuyện ít người biết về hệ thống truyền thanh trong buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 - Ảnh 1.

Thừa hưởng nền giáo dục của gia đình mà đứng đầu là người cha - học giả nổi tiếng Nguyễn Văn Vĩnh, cùng với tài năng sẵn có, ông Nguyễn Dực đã cống hiến tuổi trẻ và tất cả tài sản của mình, đặc biệt là toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị âm thanh để phục vụ cách mạng. Một trong những thành quả đáng tự hào nhất của ông là việc lắp đặt hệ thống truyền thanh trong buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập.

Ngày 2/9/1945, qua hệ thống loa phóng thanh, hàng chục vạn người dân Hà Nội đã được nghe lời Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người có công đưa tiếng nói của Bác tới đông đảo quần chúng ngày hôm đó là ông Nguyễn Dực - chủ cửa hiệu Nguyễn Dực Radio số 43 Hàng Bài.

Câu chuyện ít người biết về hệ thống truyền thanh trong buổi lễ Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 - Ảnh 2.

Cuốn nhật ký của ông Nguyễn Dực.

Ông Nguyễn Lân Bình - Con trai cụ Nguyễn Dực cho biết, từ lúc 22 - 23 tuổi, ông ấy đã đi nước ngoài để tìm mua các loại thiết bị vô tuyến điện đắt tiền. Các bạn ông, trong đó có ông Xuân Thủy, đề nghị ông cất đi và ông cũng không nghĩ cất đi để tháng 9/1945 sử dụng.

Theo cha kể lại, ngày 28 mới có thông báo nói rằng sẽ chuẩn bị có một cuộc mít tinh rất lớn, anh hãy chuẩn bị máy móc. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Nguyễn Hữu Đang và ông Chu Đình Xương - những nhân vật liên quan đến công tác tổ chức và an ninh của buổi lễ đó, ông đã chở tất cả các thiết bị đến quảng trường Ba Đình.

Sáng 2/9, mọi công việc hoàn tất với 3 máy khuếch đại 40W, 3 micro và 7 cái loa to đủ để cho 50 vạn người nghe. Trong cuốn hồi ký của mình, ông Dực kể lại giây phút đầu tiên được gặp Bác vào buổi lễ chiều hôm ấy.

Con trai cụ Nguyễn Dực chia sẻ, sau này kể lại, cha ông không tưởng tượng được rằng nội dung buổi mít tinh hôm đó, lời đọc Tuyên ngôn độc lập hôm đó, đã trở thành dấu ấn của một quốc gia.

Lời thề độc lập ngày 2/9/1945 đã khắc sâu trong trái tim của hàng chục vạn đồng bào, trong đó có ông Nguyễn Dực. Để rồi 9 năm sau đó, ông đã mang theo lời thề ấy như hành trang đi suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, tiếp tục cống hiến hết mình cho cách mạng.

Đến hôm nay, khi nghe lại giọng đọc âm vang của Bác, chính thức tuyên bố với cả thế giới về một nước Việt Nam độc lập, mỗi chúng ta vẫn không khỏi xúc động, trong muôn vàn khó khăn thời bấy giờ để có được một hệ thống âm thanh phục vụ cho ngày độc lập đầu tiên quả là một kỳ tích. Nó cũng đã đi vào lịch sử và trở thành những câu chuyện sống mãi với thế hệ hôm nay.

Tết Độc lập 2/9 qua năm tháng với những cột mốc đáng nhớ Tết Độc lập 2/9 qua năm tháng với những cột mốc đáng nhớ Ký ức đón Tết Độc lập ở Tân Đảo Ký ức đón Tết Độc lập ở Tân Đảo Ký ức Tết độc lập qua 'Mùa xuân đầu tiên' của nhạc sĩ Văn Cao Ký ức Tết độc lập qua "Mùa xuân đầu tiên" của nhạc sĩ Văn Cao

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước