Có một nghịch lý là nhiều con đường mới, địa hình cao tại TP.HCM được đầu tư chống ngập bài bản nhưng vẫn xảy ra ngập, chống chỗ này, sang năm sau tình trạng ngập lại diễn ra ở chỗ khác, một vòng luẩn quẩn lặp đi lặp lại.
Ở đoạn đường Phạm Văn Đồng (TP.HCM), nơi xảy ra nhiều trận ngập nặng vào những năm trước, các miệng cống thoát nước hầu như đều có rác, có chỗ còn bị bít bằng gạch. Đã 3 năm liền đoạn đường này đều bị ngập nặng mỗi khi mưa lớn. Ngoài thực trạng địa hình thấp trũng, người dân cho rằng việc các cống thoát nước nơi đây bị lấp đầy rác khiến nước không thoát được. Nếu không thoát được ở đây, nước sẽ đổ về các con hẻm, khiến tình trạng ngập lại càng ngập thêm.
Mới đây, sau trận mưa lớn vào chiều 30/5, hàng loạt tuyến đường tại quận Thủ Đức, quận 7, quận 9… bị ngập nặng, khiến các phương tiện đi lại gặp nhiều khó khăn.
TP.HCM cho biết sẽ khánh thành công trình chống ngập 10.000 tỷ vào tháng 10 năm nay. Dù là dự án chống ngập do triều nhưng đây được xem là bước đi quan trọng để giải quyết tình trạng ngập do các nguyên nhân khác.
Từ quý III/2020 đến hết năm 2021, TP.HCM sẽ tập trung thực hiện các dự án chống ngập do mưa. Việc kết hợp hàng loạt biện pháp mang lại hy vọng giải được bài toán chống chỗ này lại ngập chỗ khác xảy ra trong nhiều năm qua tại thành phố này.
Đề xuất chống ngập cho TP.HCM bằng hóa chất VTV.vn - Đại diện tập đoàn đến từ Canada đã đề xuất việc sử dụng hóa chất DRP, loại chất hóa học đã được sử dụng để làm tăng công suất dòng chảy, từ đó giúp giảm ngập ở TP.HCM.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!