Chống lại virus tin giả cần vaccine ý thức trách nhiệm và cái đầu tỉnh táo của mỗi người dân

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 01/08/2021 21:40 GMT+7

VTV.vn - Hàng trăm thông tin bịa đặt, sai sự thật về COVID-19 đã xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội trong những ngày qua, đặc biệt khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Nhiều tổ chức phản động, thiếu thiện chí đã lợi dụng tình hình này để xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền, kích động người dân làm ngược lại những quy định chống dịch của Chính phủ.

Có thể thấy, trong khi cả nước đang ra sức nỗ lực chung tay phòng chống dịch, trên không gian mạng đang lây lan một thứ virus độc hại - virus tin giả.

"Một ca F0 ở Hà Nội có gần 800 trường hợp liên quan tại 18 quận, huyện", UBND huyện Chương Mỹ khẳng định, đây là thông tin sai sự thật. Văn bản của huyện chỉ đề nghị rà soát 786 người lao động đang làm việc tại công ty có ca F0, không phải gần 800 ca F1 như thông tin lan truyền trên mạng.

Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh vừa yêu cầu chủ tài khoản Facebook Hằng Nguyễn đến làm việc vì bài viết miệt thị người dân thành phố. Trước đó, trên trang cá nhân, bà Hằng đã thừa nhận mình gây tổn thương đến mọi người và mong được tha thứ. Thanh tra Sở cho biết sẽ xử phạt hành vi này theo Nghị định 15 của Chính phủ.

Nhiều đối tượng còn bình luận "Cách chống dịch của Việt Nam làm COVID-19 lây lan ngày càng nhiều." Đây là thông tin thiếu chí thiện, phủ nhận nỗ lực chống dịch của Việt Nam.

Trong khi cả nước chung tay với TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành miền Nam, trên mạng xuất hiện nhiều lời bình luận kích động "Dịch ở TP Hồ Chí Minh bùng mạnh chính là từ Bắc Ninh, Bắc Giang…".

Những thông tin không chỉ xuyên tạc về nỗ lực chống dịch mà còn gây chia rẽ người dân với chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết.

Với virus tin giả, người dân cũng cần 5K để phòng tránh: Không tin ngay; Không nút thích; Không thêm thắt; Không kích động và Không vội chia sẻ. Vaccine chính là ý thức trách nhiệm và cái đầu tỉnh táo của mỗi chúng ta

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi công văn tới 63 tỉnh thành đề nghị tăng cường phát hiện xử lý tin giả, các video clip có thông tin bịa đặt về công tác chống dịch, đồng thời thường xuyên cung cấp, cập nhật thông tin chuẩn xác cho công chúng. Đây chỉ là một trong nhiều giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý để mạnh tay xử lý loại virus độc hại này.

Gần 40 tin giả được dán nhãn trên trang web của Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam. Tổng đài 18008108 tiếp nhận gần 2.400 cuộc gọi của người dân thông báo về tin giả. Hành vi tung tin giả có thể bị xử phạt hình sự từ 3 tháng đến 7 năm tù. Ngoài ra, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại từ thông tin sai sự thật đối với cá nhân, tổ chức được cho là cấp thiết

Hiện Google và Facebook đã thiết lập kênh trao đổi trực tiếp để tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.

Theo nghiên cứu từ Đức, 86% trong 3,8 tỷ công dân trực tuyến toàn cầu tiếp xúc với tin giả. Mỗi người dân cần tuân thủ bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hãy là người chia sẻ có trách nhiệm bởi việc tiếp tay cho tin giả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả cộng đồng, trong đó có gia đình và bản thân mỗi chúng ta.

Phạt 7.5 triệu đồng người đăng tin giả 'chữa bệnh COVID-19 tại nhà' Phạt 7.5 triệu đồng người đăng tin giả "chữa bệnh COVID-19 tại nhà" Thông tin “Giờ giới nghiêm của Hà Nội sẽ tính từ 18h tối nay” là tin giả Thông tin “Giờ giới nghiêm của Hà Nội sẽ tính từ 18h tối nay” là tin giả Không để tin giả ảnh hưởng xấu đến xã hội Không để tin giả ảnh hưởng xấu đến xã hội

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước