Chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 20/07/2020 17:01 GMT+7

VTV.vn - Việc nâng cao ý thức phòng tránh lũ quét, sạt lở đất không chỉ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại mà còn tự cứu chính mình khi thiên tai ập đến.

Lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất về người và tài sản. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, nếu chủ động các biện pháp phòng tránh cũng như nâng cao ý thức người dân thì những mất mát lớn sẽ không xảy ra.

Trước một đợt mưa lớn đang diễn ra ở vùng núi phía Bắc, bà con ở đây đã có những chuẩn bị như thế nào cho các tình huống có thể xảy ra?

Liên tiếp 3 tháng qua, tại Lai Châu đã xảy ra nhiều trận lũ quét, sạt lở đất khiến 21 người thương vong, hơn 8.000 ngôi nhà bị sập, hư hỏng, ước tính thiệt hại trên 175 tỷ đồng. Đáng nói là lũ quét, sạt lở đất thường ập đến rất bất ngờ. Ngoài cảnh báo sớm thì công tác tuyên truyền sâu rộng, sự chủ động và ý thức phòng tránh của cộng đồng dân cư cũng rất cần thiết.

Chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi phía Bắc - Ảnh 1.

Đoạn đường 156 bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra từ ngày 3 - 5/7/2020 tại xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai). (Ảnh: TTXVN)

Qua thực tế, nhiều nơi bà con vẫn còn lơ là, chủ quan, chưa chủ động các biện pháp ứng phó thiên tai. Vẫn dựng nhà, dựng lán ở ven sông suối, dưới chân đồi. Từ đó cho thấy việc tuyên truyền là chưa đủ, rất cần cả ý thức của người dân.

Ngoài Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái cũng nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất rất cao vào mỗi năm.

Đứng trước một đợt mưa, việc nâng cao ý thức phòng tránh lũ quét, sạt lở đất không chỉ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại mà còn tự cứu chính mình khi thiên tai ập đến. Có như vậy công tác phòng chống thiên tai, giảm nhẹ thiệt hại mới thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước