Con bị điểm kém, cha mẹ nên làm gì?

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 26/07/2020 11:24 GMT+7

VTV.vn - Là cha mẹ ai cũng mong con học tốt, đạt điểm cao trong học tập, thi cử thế nhưng đến cuối cùng, thành tích học tập của con vẫn kém thì cha mẹ nên ứng xử như thế nào?

Thời điểm này, học sinh ở nhiều cấp học đang chờ đợi kết quả thi. Lo âu, thấp thỏm là tâm lý chung của không chỉ học sinh mà cả các bậc phụ huynh. Điều này cũng dễ hiểu bởi sự kỳ vọng của cha mẹ về kết quả học tập và thi cử của con.

Thực tế, đã có không ít trường hợp, nhiều học sinh rơi vào trạng thái trầm cảm, áp lực tinh thần rất lớn bởi sự kỳ vọng của cha mẹ mình, đặc biệt là khi nhận điểm thi. Khi con học tốt, đạt điểm cao, cha mẹ rất vui mừng và tự hào nhưng nếu điểm thấp, hay cả năm học đã học tốt mà đến lúc đi thi điểm lại thấp lại khiến cha mẹ buồn rầu, thậm chí có người khó chịu, tức giận dẫn đến việc la mắng con. Điều này có thể gây hại rất nhiều cho trẻ về lâu dài.

Theo TS. Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội: "Hiện có một số ít cha mẹ vẫn rất kỳ vọng vào con cái nhưng thực chất là không hiểu năng lực thực của con mà chỉ kỳ vọng theo ý nghĩ của mình. Vì thế, khi con không đạt được kỳ vọng thì cha mẹ thất vọng và có những lời nói làm tổn thương đến trẻ như: có thế mà không thi được, không đỗ được thì làm được cái gì... Những điều này tác động mạnh đến tâm lý học sinh, đặc biệt với những bạn đã tự ti rồi sẽ tự ti hơn, cảm thấy mình thất bại và đôi khi cảm thấy mình là con người bỏ đi. Những lời nói như vậy làm tổn thương đến sức khỏe tâm thần của con".

Con bị điểm kém, cha mẹ nên làm gì? - Ảnh 1.

Thay vì la mắng với những lời nói "sát thương", cha mẹ vẫn có những lựa chọn thay thế khác tốt hơn. Trước hết, cha mẹ cần cởi bỏ tâm lý thi cử.

TS Nguyễn Văn Hòa cho rằng: "Muốn làm được điều này,cha mẹ phải hiểu con, phải hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của con mình nhất là khả năng nổi trội con có thể có. Những khả năng nổi trội thường được thể hiện, phát lộ trong suốt những năm học tập, đặc biệt những năm học phổ thông. Nếu cha mẹ đồng hành cùng nhà trường, đồng hành cùng thầy cô giáo sẽ phát hiện năng lực nổi trội của con, góp phần phát huy mặt nổi trội, giảm đi mặt tiêu cực, nhược điểm ở các con".

TS Nguyễn Văn Hòa cũng đưa ra lời khuyên: "Cha mẹ và xã hội cần thay đổi cách nhìn nhận về mục tiêu giáo dục. Hiện chúng ta thường nghĩ học phổ thông, học hành là phải thi đỗ, phải đạt điểm cao nhưng không chú ý mục tiêu của trường phổ thông là đào tạo con người. Giáo dục của chúng ta đang nặng về kiến thức và chúng ta phải nhanh chóng chuyển hướng sang nền giáo dục hướng đến sự phát triển của con người, hình thành phẩm chất và phát triển năng lực. Để đạt được mục tiêu này, cha mẹ phải thay đổi và chính ngành giáo dục cũng phải thay đổi như thay đổi cách dạy kiến thức, cách thi cử, cách đánh giá học sinh".

Kỳ thi vào lớp 10 năm học đặc biệt: Cả phụ huynh và học đều áp lực Kỳ thi vào lớp 10 năm học đặc biệt: Cả phụ huynh và học đều áp lực

VTV.vn - Kỳ thi vào lớp 10 năm nay là lúc mà tất cả phụ huynh cũng như học sinh vô cùng lo lắng bởi trước đó, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các em.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước