Cúm mùa có thể nghiêm trọng về cuối năm, cần đối phó như thế nào?

P.V-Thứ sáu, ngày 21/10/2022 11:28 GMT+7

Trẻ em và người lớn cần được tiêm vaccine cúm nhắc lại mỗi năm để duy trì sự bảo vệ cao nhất.

VTV.vn - Virus cúm liên tục đột biến lẩn trốn miễn dịch của con người dù chưa đến mùa đông. Đặc biệt, tỷ lệ mắc cúm ở trẻ em và người lớn tăng cao với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cảnh giác cúm mùa trong thời điểm cuối năm

Tại Việt Nam, sự xuất hiện của dịch cúm A từ đầu tháng 6 kéo dài đến nay chứng tỏ hoạt động của virus cúm đang rất khó lường. Đặc biệt, chủng virus cúm năm nay đã ghi nhận những biến chứng mới như viêm não, tổn thương thần kinh trung ương, tim mạch… nặng nề hơn nhiều lần so với biến chứng hô hấp, tim mạch của mùa cúm những năm trước đó, nhất là những người có yếu tố nguy cơ cao.

Các chuyên gia lý giải, diễn biến cúm năm nay bất thường không chỉ do yếu tố môi trường, sự gia tăng tiếp xúc xã hội từ sau dịch COVID-19 mà còn do tỷ lệ biến đổi gen khá cao ở các chủng virus cúm đang được ghi nhận. Tuy tỷ lệ này chưa đủ tạo thành chủng cúm mới nhưng độc lực có thể khác, gây bệnh nặng hơn, tốc độ lây nhiễm nhanh hơn và bùng phát thành dịch trong thời gian ngắn hơn.

Một số đột biến có thể tạo ra chủng virus cúm mới có độc lực và độ nguy hiểm cao. "Nếu chủng virus cúm có độc lực mạnh thì mức độ ái lực đến tế bào hô hấp sẽ nhân lên, từ đó phá hủy tế bào rất nhanh, gây viêm phổi, suy hô hấp hoặc viêm màng não. Hiện tại, virus cúm đang ngày càng diễn biến nguy hiểm hơn. Người dân cần bỏ thói quen cho rằng cúm chỉ là bệnh cảm thông thường. Trong tương lai, nếu virus cúm đột biến (tạo nên độc lực cao) thì chúng ta phải trả giá vì sự chủ quan", BS. Mã Thanh Phong nói.

Bên cạnh sự biến đổi liên tục của virus, sự gián đoạn vaccine phòng cúm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong gần 3 năm qua khiến người dân mất dần khả năng miễn dịch dẫn đến nguy cơ dịch cúm năm nay nguy hiểm hơn, khả năng bùng phát mạnh trong những tháng cuối năm sắp tới.

Cúm có sự biến đổi các biến chủng rất thông minh khiến miễn dịch con người giảm theo thời gian, xu hướng dịch rất khó dự báo. Cúm phân loại dựa theo cấu trúc của protein bề mặt virus gồm Hemagglutinin (viết tắt là HA hoặc H) và Neuraminidase (viết tắt là NA hoặc N). Hai loại kháng nguyên này được ví như "lớp áo khoác" và thay mỗi năm, tạo nên những tuýp kháng nguyên mới nguy hiểm hơn, đặc biệt gây bệnh nặng cho nhóm người có nguy cơ cao như trẻ em, người có bệnh tim mạch, đái tháo đường, hen suyễn, người đã từng mắc COVID-19…

Cúm mùa có thể nghiêm trọng về cuối năm, cần đối phó như thế nào? - Ảnh 1.

Một bệnh nhân cao tuổi điều trị bệnh hô hấp tại BVĐK Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh.

Do đó, nếu không tiêm vaccine cúm nhắc lại mỗi năm, tất cả mọi người đều có thể nhiễm virus cúm chủng mới của từng năm. Tiêm vaccine cúm là biện pháp đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm nhất để phòng cúm và các biến chứng nguy hiểm, để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất đối phó với đợt cúm nghiêm trọng và đón mùa lễ hội cuối năm.

Tiêm chủng vaccine cúm trong thời điểm cuối năm rất quan trọng

Virus cúm gây ra tình trạng bệnh khác nhau ở mỗi người, đôi khi chỉ hắt hơi, sổ mũi thông thường, nhưng hoàn toàn có thể gây những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt những đối tượng dễ bị tổn thương. Với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch cúm gây triệu chứng trước mắt là nhức mỏi cơ, đau đầu, viêm họng, mệt mỏi, khó thở… và biến chứng lâu dài gây viêm phổi, phù não, tổn thương đa cơ quan, suy hô hấp, suy thận.

"Nếu đúng như dự đoán, dịch cúm bùng phát mạnh trong mùa Đông - Xuân sẽ tăng nguy cơ chồng chéo cùng lúc nhiều dịch bệnh, tức một người có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm 2-3 bệnh như cúm, sởi, Adenovirus, sốt xuất huyết… dẫn đến các triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn, dễ bỏ sót điều trị; tăng các biến chứng nặng do cúm"- BS.CKI Bạch Thị Chính nhấn mạnh.

Tiêm ngừa cúm hàng năm được coi là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh và các biến chứng của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả mọi người cần tiêm ngừa vaccine cúm hàng năm, đặc biệt là trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh niên, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền (như đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tim hay phổi mãn tính) và các nhân viên y tế.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vaccine cúm không chỉ phòng cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác. Một mũi vaccine cúm có thể giúp giảm 50% nguy cơ nhập viện và 68% tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi, 15-45% nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, 46% nguy cơ hen cấp, 58% ở bệnh nhân đái tháo đường.

Để kịp thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước sự bùng phát của cúm có thể nghiêm trọng hơn vào mùa Thu Đông, Hệ thống tiêm chủng VNVC với gần 100 trung tâm tiêm chủng khắp cả nước hiện đang có đầy đủ các loại vaccine cúm thế hệ mới nhất cho trẻ em và người lớn, phòng ngừa hiệu quả 4 chủng virus cúm đang lưu hành hiện nay và được khuyến cáo cho năm 2023 gồm A/H3N2, A/H1N1 và chủng cúm B/Yamagata, B/Victoria. Đặc biệt VNVC đang có nhiều ưu đãi giá lớn nhất năm, trong đó ưu đãi đối với vaccine cúm tứ giá cập nhật chủng mới mùa Bắc bán cầu NH 2022/2023 và nhiều loại vaccine khác.

20h, Thứ Sáu, ngày 21/10/2022, Hệ thống tiêm chủng VNVC đồng hành cùng Tập đoàn chăm sóc sức khoẻ hàng đầu Thế giới ABBOTT và Báo điện tử vtv.vn thực hiện Chương trình Tư vấn trực tuyến "Diễn biến mới của dịch cúm mùa thu đông, cảnh báo nguy cơ cho trẻ em & người lớn" với sự tham gia của 3 chuyên gia hàng đầu:

- PGS.TS.BS Trần Quang Bính, Giám Đốc Chuyên Môn Hệ Thống BVĐK Tâm Anh, TPHCM;

- TTƯT.PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Nội Hô hấp BVĐK Tâm Anh, Hà Nội;

- BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC.

Chương trình được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, THVL - Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng, Báo Thanh Niên, Báo điện tử VnExpress.

Bạn đọc quan tâm có thể truy cập website vnvc.vn, gọi hotline 028.7300.6595 hoặc đặt câu hỏi dưới bài viết này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước