Đại hội dự kiến sẽ thảo luận về 3 khâu đột phá: Đó là, đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể, trọng tâm là tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động. Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Xây dựng đội ngũ chủ tịch công đoàn cơ sở, nhất là tại doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Nếu thực hiện được 3 khâu đột phá này, thì Công đoàn sẽ tiếp tục khẳng định được vai trò là đại diện, bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Việt Nam đã và đang phát triển vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của Công đoàn Việt Nam trong đại diện, bảo vệ, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước.
Trong năm qua, Công đoàn các cấp đã ký mới 15.832 bản thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp, nâng tổng số thoả ước lao động tập thể đã ký kết lên 42.550 bản, đạt tỷ lệ 72,12% trên tổng số doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở. Nhờ thoả ước lao động tập thể tốt, quan hệ lao động ở doanh nghiệp hài hoà hơn và đình công giảm hẳn, lương thưởng, việc làm của người lao động được đảm bảo.
Năm nay, Liên đoàn lao động Việt Nam chủ trương ưu tiên chỉ đạo Liên đoàn lao động các tỉnh cố vấn cho công đoàn cơ sở ký thoả ước lao động tập thể để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Đây là cơ sở để người sử dụng lao động và công đoàn cùng chăm lo cho người lao động có cuộc sống tốt hơn, công ty phát triển bền vững, quan hệ lao động hài hoà.
Hà Nội trang hoàng rực rỡ trước Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
5 năm của nhiệm kỳ vừa qua thì có đến hơn một nửa thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, cùng với những diễn biến không thuận lợi của nền kinh tế, nhất là thị trường xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động doanh nghiệp và tới việc làm, lương, thưởng của người lao động. Do đó các hoạt động của công đoàn các cấp mà tôi vừa đề cập góp phần nào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Chương trình "Tết Sum vầy" có hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo với tổng số tiền hơn 28.000 tỉ đồng; Chương trình Mái ấm Công đoàn giúp hơn 14.000 người lao động được xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ trên 500 tỉ đồng; kết nạp mới hơn 4,4 triệu đoàn viên công đoàn; thành lập 24.320 Công đoàn cơ sở; tính đến tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn và trên 123.000 Công đoàn cơ sở (tăng hơn 1 triệu đoàn viên và giảm 3.000 Công đoàn cơ sở so với đầu nhiệm kỳ).
Trong nhiệm kỳ vừa qua của Công đoàn Việt Nam đã có nhiều chương trình thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên công đoàn trên cả nước như Chương trình "Tết Sum vầy", "Mái ấm công đoàn", "Phúc lợi đoàn viên"...mang lại lợi ích cho hàng chục triệu lượt đoàn viên công đoàn. Công đoàn các cấp cũng triển khai hiệu quả 13 quỹ trợ vốn việc làm, gần 3 triệu lượt đoàn viên, người lao động vay với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến đầu quý 4 này, tổng số người có việc làm trên cả nước là gần 52 triệu người. So với quý II, đã tăng hơn 87 nghìn người. Thu nhập của người lao động cũng tăng 146 nghìn đồng, lên mức từ 5,9 - 8,1 triệu đồng. Đại hội 13 Công đoàn VN xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm, mang tính sống còn, xương sống của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ tới là: Nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng tổ chức Công đoàn; chăm lo, bảo vệ tốt cho đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, đi cùng với 3 khâu đột phá.
Đây là những định hướng và giải pháp để tiếp tục "Đổi mới tổ chức và hoạt động, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện; Thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc" như tiêu đề của Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.
Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận để làm rõ hơn về vấn đề này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!