Theo đó, Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) đã hoạt động giai đoạn 1 kể từ ngày 10/10/2020 với tổng số tuyến đường theo quy hoạch bao gồm 71 tuyến, trong đó 29 tuyến đang hoạt động tại bến xe Miền Đông hiện hữu (các tuyến từ Quảng Trị trở ra phía Bắc theo quốc lộ 1).
Trong giai đoạn 2, dự kiến từ ngày 11/10, sẽ dời tiếp 75 tuyến (trừ các tuyến đường có hành trình chạy xe đi qua quốc lộ 14) sang bến xe mới với khoảng 1.689 xe thuộc 89 doanh nghiệp, đơn vị vận tải, chiếm hơn 50% tổng số tuyến đang hoạt động ở bến xe Miền Đông cũ.
Theo Samco, 75 tuyến này có gần 1.700 xe, chiếm hơn 50% tổng số tuyến hoạt động ở bến xe Miền Đông cũ. Sau khi chuyển qua bến mới thời gian dự tính vào ngày 11/10, các xe sẽ chạy tất cả tuyến từ TP HCM hướng ra Bắc, trừ quốc lộ 14 đi Tây Nguyên. Hơn 60 tuyến còn lại ở bến cũ sẽ được dời qua khi bến mới hoạt động ổn định, kết nối đồng bộ giao thông xung quanh.
Bến xe Miền Đông mới (ảnh: báo Giao thông)
Ở giai đoạn 3, khi bến xe Miền Đông mới hoạt động ổn định, đơn vị sẽ tiếp tục dời 60 tuyến còn lại ở bến xe cũ.
Bến xe Miền Đông mới nằm ở phường Long Bình, Quận 9 (TP Hồ Chí Minh) và phường Bình Thắng (Thị xã Dĩ An, Bình Dương) có tổng diện tích 16 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng.
Đây là bến xe được xây dựng lớn nhất nước và hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt hành khách/năm.
Giai đoạn 1 của dự án được đầu tư khoảng 740 tỷ đồng gồm các hạng mục: Nhà ga trung tâm, khu vực đậu xe chờ tài, khu vực đón trả khách, hệ thống hạ tầng kỹ thuật toàn khu và trạm xử lý nước thải để từng bước di dời bến xe cũ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!