Cánh đồng tại xã Trung Chính, huyện Nông Cống, Thanh Hóa khô trắng vì thiếu nước. (Ảnh: TTXVN)
Tại Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An là 2 địa phương có diện tích hạn hán thiếu nước nhiều nhất. Trong đó, Thanh Hóa 9.000 ha, Nghệ An 8.900 ha, Hà Tĩnh 990 ha, Quảng Bình 840 ha, Quảng Trị 1.500 ha. Tổng diện tích đang phải điều chỉnh giãn vụ, giảm diện tích và chuyển đổi cơ cấu cây trồng của khu vực này là 8.200 ha; trong đó, Thanh Hóa 3.200 ha, Nghệ An 5.000 ha.
Còn tại Nam Trung Bộ, các địa phương bị ảnh hưởng hạn hán nặng từ đầu mùa khô như: Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong đó, Quảng Ngãi 1.800 ha, Bình Định 5.000 ha, Phú Yên 1.000 ha, Khánh Hòa 12.000 ha, Ninh Thuận 4.000 ha và Bình Thuận 1.500 ha.
Đến nay, lịch thời vụ gieo trồng vụ hè thu đã kết thúc. Tỉnh Khánh Hòa có 12.000 ha lúa không đảm bảo nguồn nước phải dừng sản xuất.
Tại khu vực Nam Trung Bộ, ngoài những diện tích cây trồng đang điều chỉnh giãn, dừng hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các địa phương sẽ tiếp tục được tổ chức sản xuất nếu nguồn nước thuận lợi, bảo đảm cung cấp hết vụ sản xuất. So sánh với một số năm gần đây, diện tích không đủ nguồn nước tưới năm 2020 ở mức thấp hơn so với cùng kỳ các năm 2015 và 2016 – những năm bị hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!