Gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tiến Tú-Thứ năm, ngày 15/06/2023 20:23 GMT+7

VTV.vn - Tại nhiều bệnh viện ở Thủ đô Hà Nội, trong khoảng thời gian này, số ca bệnh nhi liên quan đến tay chân miệng liên tục tăng cao đột biến so với cùng kỳ năm 2022.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận gần 9.000 ca mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Bộ Y tế cũng đã đề nghị tăng cường theo dõi người bệnh tay chân miệng đang nằm nội trú, hạn chế đến mức thấp nhất số ca tử vong.

Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nhiều phòng bắt đầu kín giường bệnh. Phần lớn trẻ đến viện trong tình trạng sốt cao liên tục, có những vết loét khó thấy ở vùng miệng nên gia đình chủ quan không đưa trẻ đi thăm khám.

Các chuyên gia y tế nhận định, dịch bệnh tay chân miệng năm nay dự báo diễn biến khó lường do có sự xuất hiện của virus EV71. Nhiều lý giải được đưa ra có thể do trẻ ở trong nhà quá lâu trong đợt dịch COVID-19, không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, nên khi được hòa nhập trở lại, số trẻ nợ miễn dịch sẽ đồng thời nhiễm bệnh gây ra đợt dịch lớn.

Gia tăng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ - Ảnh 1.

Thăm khám bệnh tay chân miệng cho trẻ em. (Ảnh: TTXVN)

"Khi trẻ con quay lại với sự tiếp xúc, vui chơi, việc gia tăng tỷ lệ các bệnh lây nhiễm dễ gặp hơn. Bệnh này chiếm tỷ lệ biến chứng từ 0,5 - 1%, nếu không kịp thời điều trị có thể sẽ tử vong. Bệnh lý tay chân miệng đến nay vẫn chưa có vaccine nên chưa thể có miễn dịch bền vững để chống lại bệnh lý này", BS.CKII Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng Khoa Nhi Tiêu hóa - Dinh dưỡng - Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết.

Bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa. Do đó phòng bệnh quan trọng nhất là rửa sạch bàn tay trẻ và người chăm sóc trẻ, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt đồ vật mà bàn tay hay sờ chạm tới. Những người chăm sóc trẻ cần bảo đảm vệ sinh bàn tay, rửa tay thường xuyên để không mang virus lây bệnh cho trẻ.

Dịch bệnh tay chân miệng diễn biến khó lường Dịch bệnh tay chân miệng diễn biến khó lường

VTV.vn - Số ca tay chân miệng trên phạm vi cả nước liên tục tăng lên, nhiều nhất ở khu vực phía Nam. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng phải điều trị đặc biệt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước