Giá vé qua hầm Hải Vân tăng, nhiều phương tiện chọn cách vượt đèo

N.M (t/h) - Ảnh: Báo Dân sinh-Thứ tư, ngày 05/05/2021 06:11 GMT+7

Lượng phương tiện đường bộ đi đường đèo tăng vọt sau khi mức phí qua đường hầm Hải Vân được điều chỉnh.

VTV.vn - Người dân tại khu vực chân đèo cho biết, lượng xe đi qua đèo Hải Vân lớn nên đã có thời điểm xảy ra dồn ứ phương tiện trước khi lên đèo.

Từ tháng 5/2021, giá vé qua hầm đường bộ Hải Vân tăng lên khi đưa nhánh số 2 vào khai thác. Ngay sau khi áp dụng mức giá mới, lưu lượng xe không đi qua hầm Hải Vân mà chọn đi theo đường cũ, qua đèo Hải Vân tăng lên đáng kể.

So sánh với trước khi tăng giá, chỉ các xe không đủ điều kiện lưu thông qua hầm Hải Vân như xe khổ lớn, xe chở chất dễ cháy phải lưu thông lên đường đèo, một số đoàn khách du lịch chọn đi đường đèo ngắm cảnh thì sau khi tăng giá, nhiều chủ xe đã chọn đi qua đèo Hải Vân thay vì qua hầm đường bộ.

Giá vé qua hầm Hải Vân tăng, nhiều phương tiện chọn cách vượt đèo - Ảnh 1.

Đa số xe qua đèo Hải Vân mang biển số các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Trước thay đổi này, lực lượng cảnh sát giao thông đang phải tính toán đến việc bảo đảm an toàn, phân luồng lưu thông qua đèo khi lưu lượng xe tăng lên nhiều hơn so với trước.

Theo báo Lao động Online, ghi nhận tại đèo Hải Vân trong ngày 1/5 và ngày 2/5, các phương tiện cá nhân, đặc biệt là ô tô lưu thông qua đèo tăng cao. Bên cạnh những phương tiện lựa chọn qua đèo để du lịch thì có không ít người vì phản đối việc chủ đầu tư thu phi tăng cao khi lưu thông qua hầm.

Giá vé qua hầm Hải Vân tăng, nhiều phương tiện chọn cách vượt đèo - Ảnh 2.
Giá vé qua hầm Hải Vân tăng, nhiều phương tiện chọn cách vượt đèo - Ảnh 3.

Các xe nối đuôi nhau trên đường đèo Hải Vân.

Nhiều doanh nghiệp vận tải cho rằng, trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của họ gặp khó khăn chống chất. Đáng nói, hiện tại nhiều doanh nghiệp vận tải đang lắp camera hành trình cho xe trước ngày 1/7. Tất cả các điều này cộng với việc tăng phí qua hầm Hải Vân khiến các doanh nghiệp gặp thêm khó khăn.

Đó là chưa kể, nếu doanh nghiệp vận tải chịu gánh nặng tăng phí chồng phí, buộc phải tăng giá vận tải. Về lâu dài, việc tăng giá cước vận chuyển sẽ khiến chi phí xã hội sẽ tăng lên.

Liên quan đến việc tăng phí qua hầm của Tập đoàn Đèo Cả, ngày 24/4, tỉnh Thừa Thiên - Huế có công văn gửi Bộ GTVT đề nghị lùi thời điểm áp dụng quyết định tăng phí dịch vụ phương tiện qua Trạm thu phí Bắc Hải Vân đến ngày 1/6, thay vì ngày 1/5 với lý do "kinh tế đang trong quá trình phục hồi, cần có lộ trình tăng phí hợp lý".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước