Một số giải pháp khác bao gồm vớt tảo, vớt cá chết, sục khí oxy để hồ thông thoáng. Các lực lượng chức năng cũng thường xuyên đi kiểm tra có hiện tượng xả chất thải, nước thải trái phép xuống hồ Tây hay không. Hiện chưa phát hiện tình trạng này.
Theo ghi nhận sáng 21/11, tình trạng cá chết vẫn tiếp tục xảy ra, cá chết trôi dạt tấp vào ven Hồ Tây, bốc mùi hôi thối. Lực lượng chức năng đã huy động ca nô và nhân lực tiến hành vớt cá chết trong hồ, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Hình ảnh công nhân được tăng cường để vớt cá chết ở hồ Tây (Ảnh: Thành Trung/Dân trí).
Từ cuối tháng 9 cho đến nay, tại hồ Tây xuất hiện tình trạng cá chết, trong đó có thời điểm đơn vị quản lý vớt lên với số lượng lớn với đủ loại cá như: rô phi, trôi, trắm, mè, nheo... trôi dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên...
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là từ việc, thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm, khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc do bùn, tảo gây ra hay cá bị bệnh...
Quận Tây Hồ đã bố trí 2 ca nô và nhân công vớt cá giữa hồ. Việc sử dụng ca nô được kỳ vọng sẽ có thêm tác dụng sục khí tạo oxy (Ảnh: Thành Trung/Dân trí).
Trước đó, vào các năm 2016 và 2018, tại hồ Tây cũng từng xảy ra đợt cá chết rất nhiều. Sau đó, UBND TP Hà Nội đã có các giải pháp cải thiện nước hồ Tây như bơm thêm oxy vào nước hồ, mời các chuyên gia phân tích về chất lượng nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!