Hầm, cầu đi bộ: Ngày thưa thớt, tối thành quán nước, chốn... hẹn hò

Tiến Tú, Nguyên Thảo, Gia Long-Chủ nhật, ngày 11/04/2021 20:39 GMT+7

VTV.vn - Nơi có thì vắng vẻ, nơi cần lại không có là thực trạng sử dụng một số cầu, hầm đường bộ tại Hà Nội lúc này. Nhiều hầm, cầu đi bộ đang gây lãng phí khi bị đặt sai vị trí.

Sau hơn 10 năm được đưa vào sử dụng, các hầm đường bộcầu vượt đi bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã bước đầu giúp cho người dân an toàn khi muốn sang đường. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công trình chưa phát huy hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ, nguyên nhân chính là do bị đặt sai vị trí, nơi nhu cầu đi lại qua đường của người dân không lớn.

Vào khung giờ đến trường và khi tan trường, hình ảnh xuất hiện ngày càng nhiều tại đoạn đường Nguyễn Trãi, Hà Nội là sinh viên từ 3 đến 4 trường đại học ở khu vực này di chuyển từng tốp, mặc cho các phương tiện đang nườm nượp di chuyển trên đường, bất chấp nguy hiểm tới tính mạng của mình và người tham gia giao thông. 

Lý do chỉ có duy nhất là cầu và hầm gần nhất cũng phải xa 1km nên sinh viên thấy nản khi đi qua đường. Thậm chí đã có trường hợp gặp tai nạn. Các em lý giải việc nhanh gọn vẫn là… cần thiết hơn.

Hầm, cầu đi bộ: Ngày thưa thớt, tối thành quán nước, chốn... hẹn hò - Ảnh 1.

Bất chấp nguy hiểm, nhiều học sinh vẫn chọn cách băng qua đường chứ không sử dụng cầu vượt bộ hành hay hầm đi bộ.

Và thế là những chiếc hầm, những cây cầu cô đơn ra đời. Khi chúng phải chịu chung số phận khi số người sử dụng trong giờ cao điểm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều cây cầu ban ngày thưa thớt người qua lại nhưng đến tối lại trở thành quán nước, nơi thì trở thành chốn... hẹn hò, ngay cả dưới biển cấm.

Nơi cần thì không có, nơi có thì không cần. Theo thống kê, Hà Nội đang mở cửa 32/38 hầm để phục vụ cho người đi bộ. 6 hầm còn lại trên tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa cũng đã phải đóng cửa vì hai bên đường không có người dân sinh sống, nhu cầu đi lại của người dân không nhiều.

Hầm, cầu đi bộ: Ngày thưa thớt, tối thành quán nước, chốn... hẹn hò - Ảnh 2.

Chốn... hẹn hò ngay trên cầu vượt đi bộ.

KTS Hoàng Thúc hào - Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng: "Việc đầu tiên phải rà soát, quy hoạch mạng lưới giao thông và hệ thống cầu vượt đi bộ đã đặt hợp lý hay chưa. Thứ hai, chúng ta phải tính đến yếu tố văn hóa, thói quen. Chúng ta vẫn chưa có ý thức về giao thông, người ta băng qua đường vẫn nhanh hơn là leo lên cái cầu vượt".

Một thực tế không thể phủ nhận là hệ thống hầm, cầu bộ hành được xây nên với "sứ mệnh" giúp giải tỏa giao thông trong thành phố. Nhưng có lẽ, những cây cầu này chưa thể làm tròn trọng trách được khi mà người đi bộ vẫn còn dửng dưng còn nhà đầu tư tiếp tục cho những cây cầu mới mọc lên theo cách cảm tính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước