Ảnh minh họa. Ảnh: PLO
Trong Hội thảo sáng 20/8 về quy hoạch giao thông vận tải cho TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia đánh giá, tiến độ thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải của TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 còn chậm, chưa đồng bộ với quy mô dân số và tương xứng với vị trí, vai trò đầu tàu về phát triển kinh tế của thành phố.
Tại Hội thảo, theo kết quả phân tích của các chuyên gia đến từ Trường Đại học Việt Đức cho thấy, TP. Hồ Chí Minh chưa có quy hoạch và thiết kế đô thị phù hợp với quan điểm phát triển theo định hướng giao thông công cộng có sức chở lớn (TOD). Đơn cử có các tuyến đường sắt đô thị. Tuy nhiên, với quy hoạch hiện nay, người dân sẽ không có nhiều phương thức để tiếp cận với các tuyến đường sắt đô thị. Để phát triển phải giải quyết 2 thách thức lớn: tất cả nhà ở phải được xây dựng trong hành lang giao thông đô thị, đường sắt đô thị phải là bộ khung phát triển các chính sách bất động sản.
Cũng theo các chuyên gia, sau khi có tuyến đường sắt Bắc Nam, tuyến đường sắt hiện hữu sẽ không còn nhiều hành khách. Do đó, định hướng sẽ dùng làm tuyến đường sắt chuyên chở hàng hóa, thay thế đường bộ để đưa hàng đến thẳng các cảng biển. Theo tính toán, một tuyến đường sắt đôi sẽ có khả năng chuyên chở hàng hóa như một tuyến đường bộ.
Hướng đến giao thông công cộng có sức chở lớn
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!