Liên tục bắt giữ buôn bán, vận chuyển và nuôi nhốt động vật hoang dã
Mới đây, Công an tỉnh Đắk Lắk đã liên tục phát hiện, bắt giữ các vụ vận chuyển cá thể động vật hoang dã quý hiếm. Lực lượng CSGT đã phát hiện 1 xe ô tô khách đang vận chuyển số lượng lớn động vật hoang dã bao gồm 15 kg cá thể bò sát và rất nhiều cá thể chim.
Trước đó, liên tục phát hiện các phương tiện chở khách vận chuyển chồn, dúi thậm chí cả gấu ngựa, khỉ... Cao điểm chỉ trong 4 ngày, lực lượng CSGT đã bắt giữ tới 200 cá thể động vật hoang dã được vận chuyển trái phép đi tiêu thụ.
Cơ quan Công an Đắk Lắk kiểm tra số động vật hoang dã được vận chuyển trên xe khách. Ảnh: ANTĐ
Những vết thương rỉ máu bởi bẫy, bởi đạn của những kẻ săn trộm, các đối tượng thường hay sử dụng các loại bẫy, đặc biệt trong những năm gần đây tình trạng sử dụng súng tự chế có chiều hướng tăng.
Rừng cấm tưởng chừng là nơi ẩn náu cuối cùng để thú hoang sinh tồn. Phá rừng không chỉ là chặt hạ đi những cây gỗ, phá rừng cũng đang cướp đi sinh kế của người dân, làm mất không gian sinh sống dẫn đến sự diệt vong của một số giống loài. Tuy nhiên, nhiều năm nay, rừng vẫn mất và trên các cánh rừng nhỏ hẹp còn sót lại của đất nước ta, nạn săn bắt trái phép thú rừng vẫn diễn ra thường xuyên. Thú rừng đã ít, nay lại càng bị đẩy đến nguy cơ bị biến mất khỏi những cánh rừng.
Cuối tháng 5, khi bắt đầu mùa mưa cũng là lúc mà các loài thực vật đâm chồi và sinh sôi, nảy nở. Thời điểm này, các loài động vật hoang dã cũng chui ra khỏi nơi ẩn nấp để kiếm ăn và đây là lúc những kẻ săn bắt động vật rừng cũng có cơ hội đi săn và gài bẫy.
Dùng chiếc gậy đâm nhẹ xuống nhưng chỗ nghi ngờ, tổ diệt bẫy chia làm nhiều ngả và bắt đầu công việc. Với những chiếc bẫy cần, các anh chỉ việc dùng dao chặt đứt cần bẫy, tuy nhiên, dù là bẫy cần hay bẫy gì chăng nữa đều là nỗi ám ảnh của muông thú.
Trong số rất nhiều loại bẫy mà lực lượng kiểm lâm của Vườn quốc gia Cát Tiên tháo gỡ được ở trong rừng có bẫy hom, loại bẫy đặc biệt nguy hiểm với loài thú móng guốc. Bởi nếu chẳng may dẫm vào cái bẫy này sẽ bị những thanh sắt khóa chặt chân lại. Cùng với đó, dây thòng lọng sẽ siết chặt chân con thú. Càng dằng, càng giãy sẽ càng bị siết chặt hơn, vì vậy, không một con thú nào có thể thoát được.
Theo đại diện Hạt kiểm lâm Vườn quốc gia Cát Tiên, từ năm 2017 đến nay, lực lượng kiểm lâm của vườn đã tháo gỡ gần 30.000 bẫy thú các loại. Tuy nhiên, đáng lo ngại nhất là tình trạng sử dụng súng để săn bắt thú.
Theo Nguyễn Thanh Long, Hạt phó Hạt kiểm lâm vườn quốc gia Cát Tiên, còn cầu thì còn cung. Muốn giảm và xóa bỏ nhu cầu sử dụng động vật hoang dã tại Việt Nam, từ đó đẩy lùi nguy cơ săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã tại Việt Nam không gì khác là chính là không ăn, không sử dụng và tiếp tay cho buôn bán động vật hoang dã.
Theo thống kê từ Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên - Việt Nam về tình hình của các loài động vật hoang dã tại Việt Nam, tê giác đã bị tuyệt chủng, không còn quá 5 con hổ ngoài tự nhiên, dưới 100 con voi còn sống trong môi trường tự nhiên và 16/25 loài linh trưởng đang trong tình trạng nguy kịch.
Điểm sáng trong bức tranh bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam
Mặc dù ở nhiều nơi trên cả nước, động vật hoang dã đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị tận diệt nhưng ngược lại, ở một số nơi, những tín hiệu vui cũng đã dần xuất hiện. Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng chức năng, động vật hoang dã đã dần trở lại. Đó là đàn bò tót quý hiếm, nằm trong sách Đỏ Việt Nam và tưởng như đã tuyệt chủng hineje đang được bảo tồm tại Vườn quốc gia Cát Tiên.
Bò tót thì nó sống theo bầy đàn, đàn ít nhất thì nó khoảng từ 1 đến 3 con, đàn trung bình từ 4 đến 12 con, và đàn nhiều là từ trên 12 con. Hiện tại, đàn bò 20 con đã đẻ thêm được 2 cá thể. Tuy nhiên, điều khiến những người đang quản lý Vườn quốc gia Cát Tiên, áp lực lớn nhất vẫn là nạn săn, bắt trái phép.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!