Khi không gian công cộng không còn là của chung

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 20/12/2023 05:46 GMT+7

VTV.vn - Càng về cuối năm, các hàng quán lại càng chiếm dụng vỉa hè để buôn bán. Thêm vào đó là điệp khúc đào xới vỉa hè cuối năm.

"Điệp khúc cuối năm", "đến hẹn lại lên", "mùa thay áo mới" hay thậm chí "căn bệnh kinh niên". Đó là những cụm từ mà người dân dùng để nói về tình trạng vỉa hè đô thị vào cuối năm.

Nhiều đoạn vỉa hè bị đào xới, những đoạn khác thì hàng quán chiếm dụng để buôn bán, trông xe. Không gian công cộng không còn là của chung. Cuộc sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng không nhỏ.

Vỉa hè chưa được hoàn thiện, vật liệu xây dựng còn ngổn ngang, đây chưa phải những chướng ngại vật duy nhất người đi bộ gặp phải. Ví dụ như trên tuyến phố Trần Thái Tông, quận Cầu Giấy có những vị trí công ngầm được bậy lên nhưng không hề có che chắn hay cảnh báo. theo quan sát thì đoạn đường này khá ít đèn chiếu sáng, điều này tiểm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân, đặc biệt vào ban đêm.

Những "cuộc chiến vỉa hè" không chỉ dừng lại ở đó. Chỗ nào không bị đào xới, xây dựng, thì lại bị hàng quán chiếm dụng để buôn bán, trông xe, thậm chí để đồ cá nhân trước cửa nhà.

Khi không gian công cộng không còn là của chung - Ảnh 1.
Khi không gian công cộng không còn là của chung - Ảnh 2.

Việc quản lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè được ví như "bắt cóc bỏ đĩa". Cứ vắng bóng lực lượng chức năng, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại như cũ...

TP. Hồ Chí Minh còn có hẳn 1 đề án thu phí lòng đường vỉa hè, tức là tổ chức thu phí sử dụng ở vị trí phù hợp để dùng kinh phí đầu tư cho các công trình khác.

Còn ở Hà Nội, từ đầu năm nay, đã tổ chức 1 đợt cao điểm xóa bỏ các điểm chiếm dụng trái phép làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, với phương châm "giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ". Thế nhưng đến cuối năm, đâu lại vào đấy.

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy việc kinh doanh trên vỉa hè đã có từ lâu đời. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Ai hưởng lợi, người đó phải trả phí: đó là nguyên tắc khi thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, phải có một sự phân biệt rạch ròi chỗ nào là công và chỗ nào là tư.

Thiếu công gian công cộng và chỗ vui chơi, giải trí cho người dân luôn là vấn đề cấp thiết. Bởi không ít nơi mọc lên các khu đô thị song lại chưa chú trọng hạ tầng, không gian công cộng, dẫn tới cư dân sống trong môi trường chật hẹp. Bên cạnh đó, nhiều nơi được xây công viên nhưng lại sử dụng không hiệu quả, thậm chí bị biến tướng kinh doanh trục lợi. Và có những công viên dù đã có lộ trình cải tạo nhưng sau nhiều tháng tháo dỡ, tiến độ vẫn còn chậm.

Khi không gian công cộng không còn là của chung - Ảnh 3.
Khi không gian công cộng không còn là của chung - Ảnh 4.
Khi không gian công cộng không còn là của chung - Ảnh 5.

Chỉ riêng ở Hà Nội có gần 70 công viên vườn hoa công cộng nhưng gần 70% trong số này xuống cấp hoặc bị bỏ hoang. Và cứ như thế "của công" đã biến thành "của riêng".

Hà Nội cũng đã ban hành kế hoạch cải tạo, nâng cấp và xây mới các công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025. Tức là thành phố sẽ nâng cấp, cải tạo 45/63 công viên, vườn hoa công cộng hiện có.

Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta tiến hành các chiến dịch lập lại trật tự đô thị và không gian công cộng. Nhưng vẫn còn đó những bài toán nan giải đối với cơ quan quản lý. Nếu vẫn còn tâm lý "Cha chung không ai khóc" và bỏ qua tầm quan trọng của không gian công cộng, thì chính chúng ta sẽ không bao giờ có thể thụ hưởng không gian chung một cách đúng nghĩa.

Khi không gian công cộng không còn là của chung - Ảnh 6.

Cùng trao đổi kỹ hơn về thực trạng này với ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước