Nguồn ảnh: Dân trí.
4 năm trước, với mục tiêu xây dựng bộ mặt đô thị hiện đại văn minh, Hà Nội từng có chủ trương triển khai 100 tuyến phố kiểu mẫu theo hướng: Xanh, sạch, đẹp và phong cách, với nhiều điểm nhấn độc đáo. Phố Lê Trọng Tấn - tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội được khoác lên mình bộ đồng phục với hai màu xanh và đỏ. Nhưng từ thực tế cuộc sống, chẳng ai có kiểu đồng phục lạ đời như vậy nên cái gọi là kiểu mẫu đã bị cho là phá sản.
Mô hình kiểu mẫu về biển hiệu tại đây đã bị phá vỡ, hàng loạt cửa hàng trên tuyến phố này đã chủ động thay đổi màu sắc, kiểu chữ bảng hiệu cửa hàng để tăng tính nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng. Người dân ở đây cho biết, khi Thành phố thực hiện đề án này, họ hoàn toàn không được thăm dò lấy ý kiến. Với họ, tuyến phố "kiểu mẫu" không phải chỉ là đồng phục đơn điệu, mà "kiểu mẫu" phải là tuyến phố văn minh sạch sẽ, không rác bẩn, không rác trời, người dân đoàn kết, người bán hàng niềm nở trung thực.
Phố Đình Thôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cũng ngay lập tức bị dư luận phản ứng gay gắt vì việc cắm cọc xuống đường chắn lối đi dành cho người đi bộ. Và đại diện quận Nam Từ Liêm đã thừa nhận, việc làm tuyến phố kiểu mẫu tại đường Đình Thôn là nóng vội. Mô hình tuyến phố kiểu mẫu ở đây cũng tiếp tục bị phá sản. Quận này đã ra văn bản yêu cầu chỉnh trang lại tuyến phố này theo hướng dỡ dần các cột sắt, thay vào đó là đưa con sơn ra để đỡ biển hiệu.
Hiện trạng tuyến phố theo mô hình "kiểu mẫu"
Để xây dựng một Hà Nội văn minh, với các tuyến phố kiểu mẫu đúng quy chuẩn, hiện tại các cơ quan chức năng của Thành phố vẫn tiếp tục đề nghị các quận, huyện nghiên cứu, tự xây dựng tiêu chí tuyến phố kiểu mẫu riêng căn cứ theo đặc thù của địa phương. Và điều băn khoăn của dư luận vẫn là làm sao để có được "kiểu mẫu đúng nghĩa"? Hãy cùng nghe ý kiến của một chuyên gia quy hoạch đô thị ngay sau đây.
Để có các tuyến phố kiểu mẫu đúng nghĩa
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!