Cán bộ biên phòng tuyên truyền, phổ biến các quy định phòng, chống IUU đến ngư dân, chủ tàu. Ảnh: TTXVN
Năm 2024, lực lượng Cảnh sát biển tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp ngăn chặn tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
Cảnh sát biển Việt Nam sẽ lập Sở Chỉ huy tiền phương làm nhiệm vụ ngăn chặn đánh bắt, khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU. Trụ sở đặt tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Trong năm 2023, các đơn vị Cảnh sát biển đã đã kiểm tra, phát hiện và bắt giữ, xử lý 6 vụ với 7 tàu cá vi phạm về IUU. Trong đó, có trường hợp một tàu cá mang theo tới 64 thiết bị giám sát hành trình do tàu cá khác gửi.
Mới đây, trong lần kiểm tra lần thứ 4 về việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định IUU, EC tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, đặc biệt là quyết tâm chính trị, sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là kết quả tổ chức thực hiện tại địa phương vẫn còn hạn chế.
Dữ liệu tàu cá trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia VNFishbase của Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt so với đợt thanh tra lần thứ 3 nhưng được cho là vẫn chưa đầy đủ. Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình VMS trên tàu cá đạt kết quả rất tốt, gần 100%, tuy nhiên việc mất kết nối khi hoạt động trên biển vẫn còn tồn tại. Xử phạt vi phạm khai thác IUU còn thấp, chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc. Tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài đã giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng chưa chấm dứt... Đây là những hạn chế EC khuyến nghị Việt Nam cần khắc phục trong những tháng tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!