Lưới điện Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Nguyễn Sơn, Dương Dũng-Thứ năm, ngày 24/08/2023 12:32 GMT+7

VTV.vn - Nguồn điện ổn định không chỉ giúp cho việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương thuận lợi hơn mà còn khiến cho cuộc sống của nhiều người dân trong xã thay đổi từng ngày.

Năm 2008, theo nghị quyết của Quốc Hội khóa 12 về việc mở rộng địa giới hành chính thủ đô, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội đã tiếp nhận và quản lý lưới điện của tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn - Hoà Bình đánh dấu quy mô, địa bàn quản lý, số lượng nhân lực và cơ sở vật chất tăng lên đáng kể so với trước đây. 

Cách đây 15 năm, xã An Phú - huyện Mỹ Đức chưa có đường điện riêng. Người dân trong xã phải kéo nhờ điện lưới từ tỉnh Hòa Bình sang. Quãng đường xa, dây nhỏ, cả xã lại chỉ có 10 trạm biến áp khiến cho nguồn điện này chỉ đủ để mỗi gia đình thắp sáng 1 bóng đèn. 

Tuy nhiên từ khi được sáp nhập về Hà Nội, toàn bộ hệ thống điện của cả xã đã được đầu tư thay mới. Nguồn điện ổn định không chỉ giúp cho việc sản xuất nông nghiệp tại địa phương thuận lợi hơn mà còn khiến cho cuộc sống của nhiều người dân trong xã thay đổi từng ngày.

Lưới điện Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 1.

Cũng giống như ở xã An Phú, trước năm 2008 toàn bộ hệ thống điện nông thôn ở huyện Chương Mỹ đều đã cũ nát, hầu hết là dây trần và không được trang bị hệ thống cảnh báo sự cố. Bởi vậy tình trạng hỏng hóc, mất điện xảy ra thường xuyên. 

Tính từ năm 2009 đến nay, EVN Hà Nội đã đầu tư hơn 1000 tỷ vào xây dựng các hệ thống cung ứng, truyền tải điện của huyện Chương Mỹ. Điện lưới ổn định kéo đến tất cả các ngõ xóm, thôn bản không chỉ giúp phát triển kinh tế, đời sống của địa phương, mà ngay cả công việc của những người thợ điện cũng đỡ vất vả hơn trước rất nhiều.

Số thời gian mất điện trung bình trong 1 năm của 1 người vào năm 2013 là 49000 phút, đến thời điểm hiện tại tổng công ty rút ngắn xuống còn 87 phút. Tức là năm 2022 số thời gian mất điện trung bình chỉ bằng 2% của năm 2013.

Lưới điện Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính - Ảnh 2.

Cùng với việc đưa vào vận hành các hệ thống điện thông minh, an toàn. Các ứng dụng thanh toán, tra cứu chỉ số công tơ áp dụng công nghệ 4.0 cũng mở ra những phương thức thanh toán, tương tác nhanh gọn, thuận tiện cho người dân. Chỉ với 1 chiếc điện thoại di động ông Chưa không chỉ dễ dàng trả tiền điện hàng tháng mà còn có thể kiểm soát chặt chẽ lượng điện năng tiêu thụ từng ngày.

Trong vòng 15 năm qua, hàng triệu kilomet đường dây đã được kéo đi khắp các địa bàn xa xôi, hẻo lánh của Thủ đô. Cùng với đó là hơn 20.000 trạm biến áp trung hạ thế được lắp đặt. 60 trạm biến áp cao thế 110 và 220kv đã đi vào vận hành ổn định. Số lượng các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng triển khai mới tăng hơn gấp đôi so với thời điểm năm 2008.

EVN đồng tình phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần EVN đồng tình phương án 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần EVN kiểm điểm nhiều lãnh đạo các đơn vị trực thuộc EVN kiểm điểm nhiều lãnh đạo các đơn vị trực thuộc EVN yêu cầu chủ động vận hành hồ chứa trên sông Hồng EVN yêu cầu chủ động vận hành hồ chứa trên sông Hồng

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước