Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề: Làm cách nào để giảm thiểu rủi ro thiên tai hiệu quả?

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 15/10/2020 06:06 GMT+7

VTV.vn - Quản trị rủi ro thiên tai là việc rất cấp thiết với một quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu như Việt Nam.

Quản trị tốt chính là con đường giảm thiểu rủi ro thiên tai

Thời điểm này, hoàn lưu bão số 6 gây mưa lớn, ngập lụt tại miền Trung và Tây Nguyên đã khiến hàng chục người thiệt mạng, mất tích và nhiều người bị thương, hàng trăm nghìn ngôi nhà sập đổ, bị ngập, hư hỏng nặng.

Hàng nghìn ha hoa màu bị nhấn chìm trong biển nước, hàng trăm hồ thủy lợi lớn nhỏ bị đe dọa, nhiều tuyến giao thông huyết mạch bị chia cắt. Nhiều tỉnh miền Trung đối mặt với nguy cơ "lũ chồng lũ"…chưa hết số 6 thì cơn bão số 7 đã lại tới.

Chúng ta vừa tổ chức Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay với chủ đề: Quản trị rủi ro giảm nhẹ thiên tai. Hơn lúc nào hết việc quản trị rủi ro giảm nhẹ thiên tai là việc rất quan trọng và cấp thiết với một quốc gia thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và biến đổi khí hậu như Việt Nam.

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề: Làm cách nào để giảm thiểu rủi ro thiên tai hiệu quả? - Ảnh 1.

Quảng Trị chìm trong biển nước nhìn từ trên cao

Trên toàn thế giới, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gia tăng gấp đôi trong vòng 20 năm, những thảm họa liên quan đến khí hậu cũng tăng đột biến, từ hơn 4.000 vụ trong giai đoạn 1980-1999 lên 7.348 vụ trong giai đoạn 2000-2019. Trong các loại thiên tai, bão và lũ lụt là thường xuyên và nguy hiểm nhất.

Theo ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam phải chịu từ 6 đến 7 cơn bão. Từ năm 1990 đến 2010, đã xảy ra 74 trận lũ trên các hệ thống sông của Việt Nam. Hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn, sạt lở đất, và nhiều thiên tai khác đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển của Việt Nam.

Đặc biệt, thiên tai mang tính cực đoan đã xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại nhiều hơn về người và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế đất nước. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 16 loại hình thiên tai.

Quản trị tốt chính là con đường giảm thiểu rủi ro hiệu quả, trong khi quản trị yếu kém được coi như một yếu tố làm gia tăng mức độ rủi ro thiên tai. Rất nhiều thảm họa có thể phòng tránh nếu có một chiến lược giảm thiểu rủi ro thiên tai để quản lý và giảm mức độ của các rủi ro đang hiện hữu, cũng như tránh tạo gây ra những rủi ro mới.

Cẩn thận bao nhiêu cũng là thiếu, chủ quan một chút cũng là thừa

Liên tiếp bão số 5, số 6 đổ bộ vào miền Trung gây những thiệt hại rất lớn về người và tài sản dù các cơn bão này chưa phải các cơn bão cấp độ mạnh.

Gần như năm nào Thừa Thiên Huế cũng chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới. Nhưng hầu hết chỉ là những tác động phần rìa, gió giật cấp 7-8 trở xuống. Còn tần suất đón bão trực tiếp thì không nhiều, 35 năm qua mới có 5 cơn bão mạnh cấp 9-10 trở lên. Cơn gần đây nhất cũng cách đây 12 năm, từ hồi 2009.

Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề: Làm cách nào để giảm thiểu rủi ro thiên tai hiệu quả? - Ảnh 2.

35 năm qua Thừa Thiên Huế mới có 5 cơn bão mạnh cấp 9-10 trở lên

Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế chia sẻ: "Có lẽ là bà con đã quên mất cách phòng chống trong bão mặc dù cơ quan dự báo, các cấp chính quyền từ Phó Thủ tướng đã đi vào kiểm tra, chỉ đạo tại các huyện thị, địa bàn…".

Quản lý rủi ro thiên tai tốt có thể được đo lường bằng những sinh mạng được cứu sống, giảm bớt số nạn nhân của thiên tai và giảm thiệt hại kinh tế. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy, quản trị rủi ro thiên tai tốt bắt nguồn từ sự hợp tác và liên minh giữa các cơ chế và thể chế nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai và mở đường hướng tới phát triển bền vững.

Khoa học và công nghệ cũng trở thành đồng minh quan trọng của quản trị rủi ro tốt. Việc thu thập dữ liệu và thông tin cho phép xây dựng các dự báo về các mối đe dọa và các kịch bản rủi ro, nhằm giảm tác động của thiên tai và ngay từ công tác phòng ngừa thiên tai, chứ không chỉ phản ứng đối phó với thiên tai. Chắc chắn quản trị rủi ro thiên tai chính là cẩn thận bao nhiêu cũng là thiếu, chủ quan một chút cũng là thừa.

Cùng trao đổi về chủ đề Quản trị rủi ro giảm nhẹ thiên tai trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Nguyễn Văn Hải, Phó cục trưởng Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai.

Huế mực nước vượt mốc lũ lịch sử năm 1999, nhiều nhà dân chìm ngập Huế mực nước vượt mốc lũ lịch sử năm 1999, nhiều nhà dân chìm ngập

VTV.vn - Thừa Thiên - Huế đang phải gánh chịu một trận lũ lớn chưa từng có và gây nhiều thiệt hại nặng nề.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước