Xã Bạch Long là cánh đồng muối lớn nhất miền Bắc, rộng tới 230 ha, cung cấp sản lượng lên đến hàng chục nghìn tấn mỗi năm. Đa phần lao động nghề muối ở Bạch Long hiện nay là người lớn tuổi, làm nghề lâu năm. Ảnh: Hoàng Huyền
Theo những diêm dân, từ tháng 4 đến tháng 6, khi những ngọn gió nồm thổi về và nắng vàng gay gắt là thời điểm thuận lợi nhất để làm ra được những hạt muối trắng to, đậm vị và chắc nhất. Chính vì vậy, những ngày này, ai nấy cũng đều tất bật lao động để làm ra những hạt muối tinh khiết. Ảnh: Hoàng Huyền
Những diêm dân bắt đầu công việc từ lúc 5h sáng. Việc đầu tiên họ làm là tạo ra các ô đất, sau đó đổ nước biển đã được lọc từ hôm trước lên các ô phơi cho kịp nắng lên. Ảnh: Hoàng Huyền
Nước được dẫn trực tiếp từ biển, sau đó tháo xuống ruộng ban đầu, dưới tác dụng ánh nắng mặt trời, lượng nước trong nước biển bốc hơi bớt, lúc này nồng độ mặn trong nước tăng cao hơn so với ban đầu. Ảnh: Hoàng Huyền
"Làm nghề này, diêm dân luôn thấp thỏm trông trời nhìn đất. Ngày nắng, muối làm ra nhiều, giá lại hạ, người dân vất vả còn thua lỗ. Mưa nhiều, ít nắng thì muối mất mùa, giá lại đẩy lên cao mà không có để bán. Vậy nên bao nhiêu năm, người làm muối vẫn cứ quanh quẩn với cái nghèo", bà Hoàng Minh Hồng (54 tuổi) chia sẻ. Ảnh: Hoàng Huyền
Vào buổi chiều, từ 15h đến 16h là lúc muối lên thành hạt, diêm dân gom muối về lều thu mua. Ảnh: Hoàng Huyền
Họ dùng dụng cụ cào muối tập trung lại như những hình chóp nhỏ trên mỗi ruộng. Ảnh: Hoàng Huyền
Sau đó, họ dùng xe thu gom, mang về đóng gói rồi bán ra thị trường. Ảnh: Hoàng Huyền
Những đống muối đã được lọc kĩ các tạp chất, diêm dân sẽ vun vén cẩn thận, sau đó đưa vào nhà chứa. Đến ngày hôm sau, lái buôn đến mua tận nơi, còn số ít thì cung ứng ra thị trường bán lẻ. Quy trình cứ thế lặp đi lặp lại. Ảnh: Hoàng Huyền
Vụ muối năm nay được giá hơn những năm trước, giá dao động từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Ảnh: Hoàng Huyền
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!