Nâng cao vị thế làm chủ của nông dân Việt Nam

Anh Thư (Ban Thời sự)-Thứ năm, ngày 20/08/2020 19:52 GMT+7

VTV.vn - 75 năm qua, nông dân Việt Nam từ thân phận nô lệ, tá điền, nghèo đói đã vươn lên làm chủ mảnh ruộng, làm chủ kinh tế nông thôn.

Suốt chiều dài lịch sử, người nông dân Việt Nam với những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước; tính vị tha, hòa hiếu, khoan dung và luôn đề cao tình làng, nghĩa xóm, truyền thống đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Cùng với đó là bản chất dũng cảm, cần cù đã giúp những người nông dân trở thành một lực lượng quan trọng đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.

Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông dân chính là lực lượng chủ yếu tại các căn cứ địa, các chiến khu cách mạng; phong trào đấu tranh của nông dân đã góp phần quan trọng vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền và cũng là lực lượng góp sức đắc lực cho việc giữ vững chính quyền còn non trẻ sau ngày 2/9.

Nâng cao vị thế làm chủ của nông dân Việt Nam - Ảnh 1.

75 năm qua, nông dân đã vươn lên làm chủ ruộng đồng, làm chủ kinh tế nông thôn. Vị thế mới đó đang tạo nên một sức bật mới cho nông nghiệp Việt cất cánh trong thời kỳ mới.

Xã Bình Định, Vĩnh Phúc, quê hương của Cố Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc, vẫn đồng đất ấy nhưng giờ diện mạo thôn xóm đã khác trước rất nhiều.

Ông Bùi Văn Vườn nhớ lại, từ chủ trương người cày có ruộng sau cách mạng tháng 8 đến thực hiện thí điểm khoán hộ do Bí thư Kim Ngọc khởi xướng, rồi đến khoán 10, nông dân Việt Nam đã có một hành trình để tự lớn mạnh.

Chỉ sau 3 năm khoán hộ, Vĩnh Phúc đã có gần 70% HTX đạt năng suất lúa 5-7 tấn/ha. Điều này đã nhanh chóng đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu gạo

Từ thực tế nghiên cứu, TS Đặng Kim Sơn cho rằng, sức mạnh dân tộc dựa rất nhiều vào chính những người nông dân và giờ đây, thực lực kinh tế Việt Nam đang dựa nhiều vào nông nghiệp.

Nâng cao vị thế làm chủ của nông dân Việt Nam - Ảnh 2.

Thương hiệu chuối Fohla giờ đã có mặt ở nhiều thị trường khắt khe như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga.

Tập trung ruộng đất đã giúp ông Huy có những trang trại lên tới 240ha, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất. Ông là một chân dung nông dân thời kỳ mới về quản lý và phát triển theo công nghệ và tiêu chuẩn quốc tế. Thương hiệu chuối Fohla do ông xây dựng giờ đã có mặt ở nhiều thị trường khắt khe như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga… Năm 2019, ông Huy đã đạt doanh thu xuất khẩu hơn 9 triệu USD.

20 năm qua, bình quân mỗi năm Việt Nam có khoảng 3,5 triệu hộ nông dân đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2019, nền nông nghiệp đã mang về hơn 41 tỷ USD xuất khẩu. Nông dân đang khẳng định vị thế chủ thể phát triển của mình trong nền kinh tế Việt Nam.

Diện mạo, sức sống của trên 5.350 xã đạt chuẩn nông thôn mới là kết quả của chủ trương trao quyền làm chủ cho nông dân. Khẩu hiệu "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ" đã khích lệ hàng triệu nông dân thay đổi tư duy, góp công sức tạo dựng cuộc sống mới cho chính họ.

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: Nông nghiệp là 'trụ đỡ', thị trường nội địa là 'điểm tựa' Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: Nông nghiệp là "trụ đỡ", thị trường nội địa là "điểm tựa" Việt Nam tham vọng lọt top 15 nước nông nghiệp phát triển nhất thế giới Việt Nam tham vọng lọt top 15 nước nông nghiệp phát triển nhất thế giới Nông nghiệp Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu trên 43 tỷ USD Nông nghiệp Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu trên 43 tỷ USD

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước