Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy những khu ga này chưa phát huy hết được thế mạnh vốn có. Đây cũng là lý do ngành đường sắt đang chủ động triển khai những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ,, góp phần xây dựng những khu ga thực sự là điểm đến với người dân và du khách.
Sau 85 năm khai thác sử dụng, đến nay, Ga Đà Lạt vẫn giữ được những nét kiến trúc với sự cách điệu của ba đỉnh núi Langbiang và mái nhà rông Tây Nguyên. Thêm vào đó, đoạn đường sắt răng cưa độc đáo cũng đang còn được lưu giữ.
Kiến trúc ga Đà Lạt mô phỏng 3 đỉnh của núi LangBiang và những mái nhà rông Tây Nguyên. Ảnh: HNM
Chị Phạm Thị Thanh Tâm - Du khách Quảng Nam chia sẻ: "Ga Đà Lạt rất thú vị. Em thấy đây là một điểm đến cho các bạn trẻ check in. Nếu được thêm những toa tàu kiểu cổ kính, ga sẽ thu hút hơn".
Tuy nhiên, anh Phạm Văn Thịnh đến từ Quảng Nam cho rằng khu vực ga còn bị xả rác nhiều, đường của ga cũng bị lấn chiếm.
Với lý do như vậy nên hiện dù mỗi ngày ga Đà Lạt trung bình đón 1.000 du khách nhưng số người lựa chọn trải nghiệm trên tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát cũng không ít. Với thực tế đó, việc đường sắt triển khai phong trào Đường tàu đường hoa tại ga Đà Lạt và xây dựng phương án đầu tư, cải tạo khu ga là hoạt động thiết thực góp phần thu hút du khách đến với đường sắt.
Sự chủ động của đường sắt là cần thiết nhưng để phát huy hết tiềm năng sẵn có như tại ga Đà Lạt cần sự chung tay của địa phương. Cụ thể là sớm đưa chặng di chuyển bằng đường sắt vào phân khúc của chuỗi du lịch thành phố, đồng thời vận động sự chung tay của người dân địa phương trong bảo vệ hành lang đường sắt để hoạt động của các chuyến tàu được thuận lợi và an toàn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!