Nhìn nhận xu thế người cao tuổi cần có việc làm phù hợp

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 29/09/2023 06:10 GMT+7

VTV.vn - Đã đến lúc cần có những đổi mới để vừa đảm bảo quyền làm việc, vừa tận dụng được kinh nghiệm và chất xám của lực lượng lao động đặc biệt này.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh trên thế giới. Chúng ta đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người cao tuổi (trên 65 tuổi) là 11,4 triệu người cao tuổi, chiếm 11,86% tổng dân số. Làm thế nào để người cao tuổi có vừa có đủ thu nhập, an vui tuổi già, vừa đóng góp cho xã hội.

Xã hội có quan niệm người cao tuổi cần được nghỉ ngơi, không phải là đối tượng áp dụng chế độ đào tạo nghề. Đây cũng chính là lý do mà Nhà nước không có những quy định riêng về chính sách, chế độ đào tạo nghề cho người lao động cao tuổi, mặc dù họ cũng là người lao động đặc thù trong xã hội.

Người cao tuổi khởi nghiệp

Khi nói đến khởi nghiệp, nhiều người thường nghĩ đến nhóm người trẻ. Tuy nhiên với kinh nghiệm, sự mạnh dạn, tâm huyết, không ít người cao tuổi Việt Nam cũng đã bắt tay khởi nghiệp.

Tuy nhiên trên thực tế không ít người cao tuổi khi khởi nghiệp vẫn vấp phải sự phản đối từ người thân, thậm chí khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay.

Nhìn nhận xu thế người cao tuổi cần có việc làm phù hợp - Ảnh 1.

Tạo việc làm cho người cao tuổi. Ảnh minh hoạ: Tạp chí LĐ&XH

Người cao tuổi chủ yếu làm việc trong khu vực phi chính thức (81,4%) và trong ngành nông lâm thủy sản (90%). Chất lượng việc làm của người cao tuổi còn thấp, 58,8% lao động cao tuổi là lao động giản đơn. Thu nhập của người cao tuổi làm công hưởng lương chỉ bằng 38,5% mức lương bình quân trên thị trường.

Theo báo cáo của Diễn đàn sinh kế và khởi nghiệp đối với người cao tuổi năm 2020, phần lớn người cao tuổi nước ta có thu nhập thấp, sống phụ thuộc vào con cháu. Khoảng 70% người cao tuổi ở Việt Nam sống tại khu vực nông thôn là nông dân và làm nông nghiệp; trên 70% người cao tuổi không có tích lũy vật chất và chỉ có chưa đầy 30% người cao tuổi sống bằng lương hưu hay trợ cấp.

Xuất phát từ thực tế này và mặt bằng chăm sóc sức khỏe được nâng lên. Việc có việc làm phù hợp với người trên 65 tuổi tại Việt Nam là điều cần phải được quan tâm. Đây là xu thế Việt Nam phải nhanh chóng nhìn nhận và học hỏi từ bài học quốc tế.

Ông Phạm Vũ Quốc Bình - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã đưa ra quan điểm để làm rõ hơn về vấn đề này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước