Ảnh minh họa.
Trong giai đoạn 1, tỉnh sẽ thí điểm tại 2 phường thuộc thành phố Phan Rang –Tháp Chàm và 2 xã thuộc huyện Ninh Phước. Việc lựa chọn đối tượng thí điểm do chính quyền địa phương lựa chọn, thực hiện phù hợp với các tiêu chí và điều kiện thực tế của địa phương.
Đối tượng thí điểm là người mắc COVID-19 (được khẳng định qua xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng; không có các dấu hiệu của bệnh lý nền; đồng thời đáp ứng thêm các tiêu chí như: đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi, không có bệnh nền và không đang mang thai. Các F0 này phải tự chăm sóc bản thân, có khả năng liên lạc nếu phải cấp cứu; phải có nhà ở riêng lẻ; đủ điều kiện cách ly, điều trị... được cấp túi thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ngành y tế tỉnh Ninh Thuận cũng có các biện pháp để đảm bảo cho công tác điều trị người bệnh COVID-19 tại nhà; thành lập tổ công tác hỗ trợ trực tiếp cho cơ sở y tế các tuyến sử dụng thuốc kháng virus để điều trị cho bệnh nhân; phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác giám sát, kiểm soát dịch trên địa bàn thực hiện thí điểm quản lý, điều trị F0 tại nhà và đảm bảo công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, theo dõi sức khỏe, điều trị cho người bệnh theo quy định.
Trong khi đó, hiện tỷ lệ phân bổ vaccine phòng COVID-19 cho các tỉnh, thành ĐBSCL khá thấp. Có địa phương mới được tiếp nhận chưa tới 1% trong tổng số nguồn vaccine được phân bổ của cả nước. Chính điều này làm cho mục tiêu bao phủ vaccine tạo miễn dịch cộng đồng tại khu vực này đang gặp rất nhiều khó khăn.
Phần lớn các tỉnh ĐBSCL chỉ cho có 10-15% dân số đã tiêm mũi 2. Mỗi ngày, các tỉnh ĐBSCL liên tục ghi nhận thêm người mắc COVID-19, trong khi đây lại là vùng có hệ thống y tế yếu và thiếu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!