Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện, tính đến ngày 31/8/2020, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cả nước có 213.008 người nhiễm HIV còn sống và 107.812 người nhiễm HIV đã tử vong. Trung bình, mỗi năm cả nước phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm HIV và 2.800 người tử vong.
Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay với tỷ lệ nhiễm HIV tăng rõ rệt; tỷ lệ nhiễm mới HIV cao, tăng lên từng năm. Năm 2012, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này là 2,3%. Năm 2019 đã lên đến 12,7%. Cá biệt, một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phát hiện 100 người nhiễm HIV thì có 30-40 người nhiễm là nam quan hệ tình dục đồng giới. Thậm chí có địa phương, tỷ lệ này là 60%.
Số ca nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ đồng tính ở Việt Nam đang tăng ở mức đáng báo động, không nằm ngoài tình hình chung trên toàn thế giới khi có tới 44% số phát hiện nhiễm mới HIV là nam quan hệ tình dục đồng giới.
Theo kết quả nghiên cứu của trường ĐH Y Hà Nội, hầu hết các ca mới nhiễm HIV ở nhóm dưới Trẻ tuổi, nhiễm HIV đã khiến họ trở nên mặc cảm với bản thân chứ chưa nói đến ánh mắt kỳ thị của những người xung quanh. Tâm lý bị kỳ thị càng nhân lên với những trường hợp nam quan hệ đồng tính nhiễm HIV. Vì thế, để các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả thì việc đầu tiên và cũng là khó nhất đó là xóa dần sự kỳ thị
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!