Rượu nấu truyền thống vẫn có thể gây ngộ độc và chứa methanol

Minh Đức-Thứ năm, ngày 11/08/2022 16:42 GMT+7

VTV.vn - Rượu truyền thống vẫn có thể chứaa chất methanol được tạo ta trong quá trình ủ tinh bột với men công nghiệp, nếu hàm lượng cao vẫn gây nguy hại đến sức khỏe người dùng.

Thời gian gần đây, liên tiếp các vụ ngộ độc methanol xảy ra khiến nhiều người nhập viện, thậm chí tử vong. Trong đó, hầu hết các vụ ngộ độc là do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, chứa lượng lớn cồn công nghiệp methanol.

Nhiều người cho rằng rượu truyền thống không chứa methanol Tuy nhiên, chuyên gia cho biết rượu truyền thống nấu không đúng quy trình cũng sẽ sản sinh ra methanol.

PGS Trần Hồng Côn cho biết trong giai đoạn lên men khi nấu rượu truyền thống vẫn tạo ra một phần methanol. Theo kinh nghiệm chưng cất rượu truyền thống, người nấu thường sẽ bỏ đi 10-12% lượng rượu đầu tiên vì chúng thường chứa methanol. Những phần rượu sau đó sẽ lấy để sử dụng và có thể bỏ phần rượu cuối cùng vì đã loãng.

PGS Hồng Côn cho rằng, nếu người nấu rượu không bỏ đi lượng rượu đầu tiên có chứa lẫn methanol thì khi uống chỉ gây đau đầu, không chuyển nguy kịch, tử vong. Tuy nhiên, với kinh nghiệm dân gian, phần lớn người nấu rượu truyền thống đều biết và bỏ đi lượng rượu đầu tiên.

Methanol trong rượu truyền thống được tạo ra khi ủ tinh bột (gạo, nếp, sắn…) với men công nghiệp. Tùy loại men người nấu dùng mà lượng methanol trong rượu sẽ khác nhau. Nếu dùng loại men chọn lọc ethanol nhiều hơn thì sẽ tạo methanol ít hơn và ngược lại.

Rượu nấu truyền thống vẫn có thể gây ngộ độc và chứa methanol - Ảnh 1.

Chất methanol trong rượu truyền thống và cồn công nghiệp đều là một, nhưng hàm lượng và nồng độ khác nhau, dẫn đến độ nguy hại khác nhau.

Trong quá trình chưng cất rượu, chất lượng quá trình lên men ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng rượu. Quá trình lên men càng kém thì chất lượng rượu càng bị ảnh hưởng và có thể sinh ra độc tính trong rượu, rượu có thể chứa methanol ở một liều lượng nhất định.

Bên cạnh đó, nguyên liệu bị ẩm mốc, hay dùng sắn nấu rượu để giảm bớt chi phí, sẽ tạo ra nhiều chất độc hại đối với người sử .

Nguyên liệu để sản xuất rượu cũng cần được sơ chế sạch sẽ. Nếu không may lẫn các loại bã dạng gỗ có cellulose, bã có thể phân hủy trong quá trình chưng cất tạo ra methanol. Methanol lẫn trong rượu là thủ phạm gây ngộ độc rượu cho người dùng

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu, uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể và do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…).

Theo đó, trong 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330ml (5%); 1 cốc bia hơi 330ml; 1 ly rượu vang 100ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30ml (40%). Nếu uống rượu bia chỉ nên uống dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần.

Cục cũng cảnh báo lạm dụng rượu bia, uống rượu thời gian kéo dài và quá nhiều dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, thoái hóa gan, xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, run, rối loạn tinh thần…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước