Sạt lở tại ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng

Quý Thông, Việt Anh-Thứ sáu, ngày 25/11/2022 20:59 GMT+7

VTV.vn - Nhiều giải pháp và công trình bảo vệ bờ biển đã được nghiên cứu triển khai để giảm thiểu tác động của thiên tai nhưng để có thể nhân rộng là không hề đơn giản.

Hàng triệu hộ dân luôn thấp thỏm, sống trong nỗi sợ hãi, bất an.

20 tỷ đồng cho 1km đê trụ rỗng, công trình này vừa hoàn thành thử nghiệm sau 1 năm triển khai tại bờ biển Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

Sạt lở tại ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng - Ảnh 1.
Sạt lở tại ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng - Ảnh 2.

Phù sa có thể qua các ống rỗng vào trong bờ, còn sóng sẽ được ngăn lại nên khu vực thử nghiệm có bồi đắp phù sa cao gần 1m, qua đó giúp hệ thống rừng ngập mặn được khôi phục. Tuy nhiên, do chi phí cao nên hiện triển khai chưa nhiều.

Sạt lở tại ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng - Ảnh 3.
Sạt lở tại ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng - Ảnh 4.

Nhiều nhà khoa học đánh giá, việc triển khai các giải pháp công trình là cần thiết nhưng vẫn phải thiết lập khả năng ngăn chặn qua nhiều tuyến, từ ngoài biển bằng công trình giảm sóng xa bờ cho đến các công trình gần bờ như hàng rào tre, hệ thống rừng ngập mặn và tuyến phòng thủ cuối cùng là đê biển bằng đất bảo vệ nước biển xâm nhập vào khu vực nội đồng.

Tuy nhiên, kinh phí triển khai 300km trên toàn bộ 8 tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL sẽ là không nhỏ. Nếu chỉ phụ thuộc vào giải pháp công trình, chuyện thiếu nguồn kinh phí sẽ là khó tránh khỏi với hầu hết các địa phương.

Sạt lở tại ĐBSCL diễn biến ngày càng nghiêm trọng - Ảnh 5.

Do vậy, việc quan trọng mà các nhà khoa học đưa ra hiện nay vẫn là phục hồi hệ sinh thái rừng phòng hộ, phương án này có thể giúp thay đổi và khắc phục hiệu quả tình trạng sạt lở và quan trọng nhất là nó có thể triển khai nhờ sự vào cuộc của mỗi người dân nơi đây.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước