Chợ làng Chuông họp từ rất sớm, 6h sáng đã có rất đông người dân trong làng đến họp. Chợ họp ngay trong sân chùa Chuông. Chợ họp rất đông, nhanh, không khí náo nhiệt, ai cũng chạy đi chạy lại để tìm đồ mình cần mua.
Chợ nón ở làng Chuông họp rất sớm. Đây là một trong những làng nghề làm nón cổ truyền đã tồn tại từ rất lâu đời.
Lá lụi để làm lớp lót trong nón.
Lá lụi được vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không giòn, không rách.
Tại phiên chợ, người dân có thể tìm mua được đầy đủ nguyên liệu để tự làm được một chiếc nón hoàn chỉnh. Từ khung nón, dây đan, nan tre hay các vòng con để đặt lên khung nón.
Nhiều người ngồi làm trực tiếp ngay tại chợ.
Nan tre làm vòng con đặt lên khung nón.
Những người bán nón xách rong hay đội trên đầu, vác trên vai những chồng nón cỡ 10- 20 chiếc chạy đi chạy lại khắp khu chợ tìm người mua.
Nón làm càng cầu kỳ thì càng được giá. Một chiếc nón cho dân lao động được bán với giá khoảng 30.000 VND – 40.000 VND. Tháng bán được nhiều và đắt hơn thường rơi vào thời điểm bà con đi cấy, gặt,... nên nhu cầu mua tăng cao và bán cũng được giá.
Những chồng nón vừa "xuất xưởng" đợi được giao đến tay người mua. Nhiều nơi đặt mua nón số lượng lớn để xuất khẩu nên làng nghề lúc nào cũng tất bật.
Nơi đây cũng chưa có hoạch định để phát triển về mảng du lịch cộng đồng, dù trong làng có những di tích chùa, nhà thờ cổ rất đẹp mắt. Tuy nhiên ai cũng có thể ghé thăm làng Chuông, nơi cội nguồn của những chiếc nón lá Việt Nam để tận hưởng, cảm nhận không khí của một phiên chợ quê sáng sớm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!