Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần lựa chọn và thiết kế mẫu thẻ sao cho phù hợp với Việt Nam, cả về tính bảo mật và tính ứng dụng.
Đây là những nội dung chính của Hội thảo quốc gia lấy ý kiến các bộ ban ngành về mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử do Bộ Công an tổ chức chiều 16/9.
Ảnh minh họa: Báo Giao thông
Bộ Công an đã thiết kế mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử căn cứ theo Luật Căn cước công dân, trên cơ sở phát huy những ưu điểm của thẻ CCCD cũ và nghiên cứu một số mẫu của các nước trên thế giới.
Nội dung lưu trữ là hơn 16 trường thông tin, ứng dụng tích hợp thông tin mã số định danh cá nhân có giao diện mở, dùng chung với ứng dụng của các bộ, ngành, quản lý dân cư, phòng chống tội phạm, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong giao dịch dân sự, chủ động hội nhập quốc tế, lữu trữ an toàn thông tin cá nhân, chữ ký số PKI và xác thực, hỗ trợ xác thực sinh trắc học. Đặc biệt, các yếu tố bảo mật, bảo an, chống làm giả được thiết kế trên phần mềm chuyên dụng của hiệp hội bảo mật, bảo an quốc tế.
Thẻ CCCD gắn chip sẽ sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, so với thẻ CCCD đang sử dụng có những ưu việt là tăng thêm tính bảo mật, thuận tiện trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu, dân cư; tiện dụng cho người dùng trong giao dịch điện tử, có nhiều dụng trong quản lý nhà nước và trong xây dựng chính phủ điện và có độ bền cao. Ngoài ra, thẻ cũng sẽ được tích hợp thêm dữ liệu của công dân như bằng lái xe, thẻ bảo hiểm y tế… để có thể sử dụng cho nhiều giao dịch, giải quyết nhiều thủ tục
Bộ Công an cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn chỉnh mẫu thẻ CCCD nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế chung của đất nước và hội nhập. Dự kiến, đến tháng 7/2021, Bộ Công an sẽ thực hiện cấp khoảng 50 triệu thẻ CCCD gắn chip điện tử.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!