Thúc đẩy công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước

Hà Bình, Trọng Đức-Thứ ba, ngày 28/02/2023 23:05 GMT+7

VTV.vn - Nghị quyết 36 cũng đặt ra mục tiêu: đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia có nền công nghệ sinh học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á.

Cây bưởi sử dụng chế phẩm sinh học. Cây nhiều chồi xanh, khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn cây trồng tự nhiên.

Quả chuối từ cây trồng áp dụng công nghệ sinh học cũng có chất lượng đồng đều, mẫu mã đẹp hơn từ cây trồng tự nhiên. Nhờ vậy, giá trị kinh tế cũng gấp hàng chục lần khi xuất khẩu. Đây là những giống cây ra đời từ phòng nuôi cấy mô, ứng dụng công nghệ sinh học.

Chỉ tính riêng Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ tế bào thực vật này, mỗi tháng có thể sản xuất 100.000 cây giống ra thị trường, góp phần hạn chế tình trạng nhập cây giống từ nước ngoài đang phổ biến hiện nay.

Ngoài nuôi cấy mô, vaccine cũng là những lĩnh vực đạt nhiều thành tựu.Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm trũng trong áp dụng công nghệ sinh học, chẳng hạn việc nghiên cứu chế phẩm sinh học thay thế phân bón hóa học, tạo giống cây trồng mới thích nghi với biến đổi khí hậu... Đây sẽ là những lĩnh vực mũi nhọn được tập trung đầu tư trong thời gian tới theo Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị.

Nghị quyết 36 cũng đặt ra mục tiêu: đến năm 2045, Việt Nam sẽ là quốc gia có nền công nghệ sinh học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á; đóng góp 10 - 15% vào GDP. Mục tiêu đặt ra là lớn và nhiều thách thức. Tuy nhiên, có thể thực hiện được nếu chúng ta làm tốt 3 đột phá về: cơ chế chính sách, thu hút nhân lực chất lượng cao và tận dụng được nguồn lực xã hội.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước