Tín dụng chính sách là trụ cột Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 16/07/2020 06:50 GMT+7

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình cùng các đại biểu dự Hội nghị (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Sau 5 năm Chỉ thị số 40 được ban hành, vốn tín dụng chính sách xã hội đã tới được 100% xã, phường và thị trấn trên toàn quốc.

Sáng 15/7, tại Hà Nội và 63 điểm cầu trên toàn quốc, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự đảng Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội có liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội.

Nhiều đại biểu cho rằng, tín dụng chính sách là trụ cột quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Trong 5 năm qua, vốn tín dụng chính sách xã hội đã đến 100% xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 226.560 tỷ đồng, tăng hơn 91.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Huy động vốn của xã hội đạt hơn 31,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 25.000 tỷ đồng so với cuối năm 2014.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 90.109 tỷ đồng (69,6%) so với từ khi có Chỉ thị, với tổng số tiền đã giải ngân đạt 336.944 tỷ đồng cho trên 12 triệu lượt hộ được vay vốn; trong đó có hơn 2,1 triệu lượt hộ đã thoát nghèo bền vững. Tín dụng chính sách cũng đã góp phần xây dựng trên 7,3 triệu công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng gần 142.000 căn nhà cho hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Tín dụng chính sách là trụ cột Chương trình Mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo - Ảnh 1.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: TTXVN)

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với vấn đề tín dụng chính sách xã hội nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng yếu thế.

Kết quả cho thấy, các địa phương đã nhận thức đúng đắn, triển khai Chỉ thị đạt kết quả rất tích cực với nhiều mô hình, cách làm hay, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong bối cảnh đất nước còn chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, đây được xem là một trong các giải pháp có ý nghĩa quan trọng, cấp bách để giúp người nghèo và các đối tượng chính sách ổn định công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.

Phát biểu kết luận, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị, thời gian tới các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc và phù hợp với thực tiễn Việt Nam nhằm giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng, thực hiện tốt Chỉ thị số 40 chính là góp phần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị xã hội; đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo, tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ, sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao, được ủy thác; không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội đồng thời tích cực góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tín dụng đen.

Nhân dịp này, 22 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Đề xuất hộ nghèo được giảm 15% lãi vay Đề xuất hộ nghèo được giảm 15% lãi vay

VTV.vn - Ngân hàng Chính sách Xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án hỗ trợ giảm khó khăn cho các hộ nghèo trên cả nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước