Ngày 26/11, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chủ trì hội nghị tổng kết phong trào thi đua "Bảo đảm trật tự an toàn giao thông" giai đoạn 2018 - 2020. Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học và công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm giao thông.
Chủ tịch UBND TP cho biết, tai nạn giao thông trên địa bàn TP đã được kéo giảm trên cả 3 mặt, thống kê như sau:
- Năm 2018: Số vụ tai nạn giao thông giảm 10,5%, số người chết giảm 4%, số người bị thương giảm 28,8%.
- Năm 2019: Số vụ tai nạn giao thông giảm 5,5%, số người chết giảm 10,3%, số người bị thương giảm 2,7%.
- 9 tháng đầu năm 2020: Số vụ tai nạn giao thông giảm 13,8%, số người chết giảm 14,1%, số người bị thương giảm 12,4%.
Theo báo Người lao động Online, bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND TP cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, đáng lưu ý là hạ tầng giao thông TP tiếp tục chịu sự tác động trước lượng xe cá nhân tăng nhanh; tình hình giao thông trên địa bàn TP còn diễn biến phức tạp…
Do đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình TP; xây dựng và triển khai các phương án xử lý các điểm đen tai nạn giao thông, điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông; phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí từ 5% trở lên.
Hơn nữa, các đơn vị phải ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
Cùng với đó, TP vần xây dựng các cơ chế, chính sách để huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư các công trình giao thông trọng điểm, chú trọng đầu tư phát triển giao thông liên vùng, khai thác hiệu quả giao thông đường thủy, đường sắt... nhằm tạo sự đồng bộ trong phát triển hạ tầng giao thông
Trước đó, báo cáo tại hội nghị, Thượng tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Công an TP) cho biết, thời gian qua, các lực lượng cũng ra quân xử lý quyết liệt.
Trong năm 2020, TP.HCM vẫn là địa phương đi đầu cả nước trong việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn và ma túy đối với lái xe; có tháng đã xử lý 14.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong khi cùng tháng cả nước xử lý 53.000 trường hợp.
Theo thượng tá Huỳnh Trung Phong, trong thời gian tới, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào xử phạt vi phạm. Lực lượng cảnh sát giao thông sẽ đẩy mạnh việc triển khai xử phạt vi phạm hành chính qua hệ thống camera giám sát cố định, di động.
Qua thống kê năm 2019, tỷ lệ xử lý qua hình ảnh - phạt "nguội" chiếm 15-20%, năm 2020 đạt 36%. Dự kiến năm 2021 là 60% và đạt 80% vào năm 2022. "Các vi phạm về giao thông sẽ đều được xử lý thông qua các thiết bị. Đây là giải pháp mang tính khoa học, chặt chẽ, hạn chế sự đối đầu giữa cảnh sát giao thông và người vi phạm trên đường" - Thượng tá Huỳnh Trung Phong nói.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND TP cho hay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế ảnh hưởng đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong đó, đáng lưu ý là hạ tầng giao thông TP tiếp tục chịu sự tác động trước lượng xe cá nhân tăng nhanh; tình hình giao thông trên địa bàn TP còn diễn biến phức tạp…
Do đó, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình TP; xây dựng và triển khai các phương án xử lý các điểm đen tai nạn giao thông, điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông; phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí từ 5% trở lên.
Hơn nữa, phải ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn TP, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thông, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!