Trẻ "không vaccine", nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

P.V-Thứ sáu, ngày 16/06/2023 08:00 GMT+7

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch giúp trẻ bảo vệ sức khỏe toàn diện. Ảnh: Mộc Thảo

VTV.vn - Chủng ngừa đầy đủ, đúng lịch rất cần thiết với mọi trẻ em, đặc biệt trong năm đầu đời. Qua đó giúp trẻ sống khỏe mạnh bằng cách tạo miễn dịch chống lại bệnh tật và tử vong

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia có số trẻ em "0 liều vaccine" nhiều nhất thế giới, với hơn 187.000 trẻ dưới 1 tuổi không được tiêm một loại vaccine nào trong năm 2021. Có hơn 20 loại vaccine được báo cáo bị gián đoạn tiêm chủng thường xuyên như: Lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B, sởi, rubella... Đây là khoảng trống miễn dịch lớn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao.

Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Bộ Y tế cho biết nhiều địa phương đã hết hoàn toàn vaccine 5 trong 1 trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vaccine khác như DPT phòng ho gà - bạch hầu - uốn ván, vaccine BCG (phòng bệnh lao), sởi - rubella, vaccine phòng bại liệt (dạng uống) chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Nhiều chuyên gia dịch tễ lo ngại tình trạng trẻ "nợ" vaccine hiện nay, đây sẽ là khoảng trống miễn dịch, làm tăng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh. Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, việc chậm trễ hay bỏ lỡ tiêm chủng vaccine chắc chắn sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn và nguy cơ cao tạo nên các đợt dịch bệnh. Đặc biệt là dịch sởi, bởi sởi thường lây lan rất mạnh, bùng phát nhanh, dễ trở nặng nếu không phát hiện kịp thời, dẫn đến quá tải hệ thống y tế.

Các chuyên gia cảnh báo, mùa nắng nóng ở miền Bắc và miền Trung, mùa mưa ở miền Nam là cơ hội cho virus, vi khuẩn phát triển. Việc trẻ khó ăn, khó ngủ do thời tiết khiến hệ miễn dịch kém hơn sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, phụ huynh phải cho con tiêm phòng các loại vaccine đầy đủ, đúng lịch để bảo vệ trẻ trước các bệnh dịch nguy hiểm.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tiêm chủng là cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh hiệu quả, giúp cơ thể tạo kháng thể miễn dịch tự nhiên chống lại các tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm di chứng nặng nề, tử vong, đảm bảo thể chất, sức khỏe và tương lai. Trường hợp lịch tiêm chủng bị gián đoạn, trẻ cần phải được tiêm bù trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, các liều tiêm nhắc lại sẽ giúp phát huy gần như tối đa khả năng bảo vệ của vaccine đối với trẻ.

Bên cạnh đó, chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu chẳng may trẻ bị mắc bệnh. Tiêm chủng cũng được xem là một cách đầu tư tài chính khôn ngoan. Mỗi một đồng đầu tư vào tiêm chủng giúp tiết kiệm 16 đồng chi phí chăm sóc y tế đồng thời tăng năng suất kinh tế.

BS.CKI Bạch Thị Chính khuyến cáo, sau khi sinh, trẻ cần tiêm ngay 2 loại vaccine quan trọng là: Vaccine lao (BCG) sơ sinh và vaccine viêm gan B sơ sinh. Ở các độ tuổi 2, 3, 4 tháng tuổi, trẻ cần tiêm các vaccine 6 trong 1 phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do vi khuẩn Hib, vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn và vaccine Rotavirus.

Từ 6 tháng tuổi, trẻ cần tiêm phòng cúm mùa, não mô cầu BC, tiêm nhắc lại vaccine phòng phế cầu khuẩn. Từ 9 tháng tuổi, trẻ cần tiêm vaccine phòng sởi đơn, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, não mô cầu ACYW-135. Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần bổ sung các loại vaccine quan trọng như viêm gan A/ viêm gan A+B, thủy đậu, viêm não Nhật Bản, sởi - quai bị - rubella,...

2

Trẻ càng nhỏ tỷ lệ mắc bệnh càng cao với các biến chứng nguy hiểm. Năm đầu đời là giai đoạn vàng để con chủng ngừa, kịp thời tăng cường kháng thể bảo vệ cơ thể, hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, VNVC phối hợp cùng hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tổ chức chương trình Tư vấn sức khỏe: "Những vaccine quan trọng trẻ không thể thiếu trong năm đầu đời" với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu:

1. BS Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm, TP. Hồ Chí Minh;

2. BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC;

3. BS.CKII Phan Thị Thu Minh, Phó Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội;

Đón xem chương trình vào 20h Thứ Sáu, 16/6/2023 tại website: thanhnien.vn, vnvc.vn, tamanhhospital.vn, nutrihome.vn. Livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài Truyền hình Việt Nam, ứng dụng THVLi của Đài Truyền hình Vĩnh Long và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 - Tin nóng miền Trung, THVL - Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Nutrihome - Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng, Báo Thanh Niên, Báo điện tử VnExpress.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước