Thay đổi cách thức tuyên truyền về tảo hôn và mua bán người
Nhằm tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số, một dự án đặc biệt đã được ra đời với tên gọi "Em vui". Dự án đang được triển khai tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị trong 3 năm từ 2020 đến 2023.
Xín Mần, tỉnh Hà Giang là địa bàn chủ yếu đồng bào dân tộc Mông sinh sống; khu vực giáp biên giới Trung Quốc. Những năm gần đây nhiều sự vụ mua bán người xảy ra. Nhiều em đang là học sinh trở thành nạn nhân của các đối tương.
Từ những tình huống cụ thể được xây dựng dưới dạng các tiểu phẩm đăng tải trên ứng dụng Em vui; các giáo viên hướng dẫn các em thể hiện lại các tiểu phẩm. Những buổi học ngoại khóa cũng trở nên thú vị và gần gũi hơn.
Bài giảng về nạn mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số
Những kiến thức rất cơ bản về sử dụng an toàn sử dụng internet; kiến thức về mua bán người; tảo hôn. Nền tảng có nhiều thông tin bổ ích.
Huyện miền núi Hướng Hóa là địa bàn xa và khó khăn nhất của tỉnh Quảng Trị. Nhiều em học sinh cấp 2; cấp 3 lỡ dở việc học hành vì phải đi lấy chồng. Gia đình đông con; cuộc sống khó khăn; thói quen từ bao đời… phải thay đổi nhận thức của gia đình và các em. Những thành viên của dự án đến tận gia đình để trò chuyện.
Những tiết học ở trên lớp được lồng ghép những buổi nói chuyện; trao đổi; để các em nói lên những suy nghĩ của mình.
Tuyên truyền pháp luật. ở đây việc tảo hôn vẫn rất phổ biến. Chọn những địa bàn khó khăn nhất của những địa phương khó khăn nhất trong cả nước để triển khai dự án.
Những lời ru buồn trên vách núi đá cheo leo hay trong những bản làng heo hút hi vọng sẽ không còn đeo bám và ám ảnh bao thế hệ con em những vùng đất này.
Vấn nạn tảo hôn và buôn bán người vẫn còn nhức nhối
Từ lâu, vấn nạn tảo hôn và buôn bán người đã trở thành câu chuyện đau lòng, nhức nhối tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa ở nước ta. Những số liệu do Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) cho thấy,,, gần 70% trẻ em dân tộc thiểu số không được trang bị kiến thức về tảo hôn. Chỉ có 3% các em trong độ tuổi thanh thiếu niên có đủ khả năng nhận diện về các thủ đoạn tinh vi của những đối tượng buôn bán người.
Đối với 1 cô bé 15 tuổi - nạn nhân của vụ mua bán người được giải cứu trở về nhưng những ám ảnh của những ngày tháng bị các đối tượng bán đi không thể nào nguôi.
Tâm sự của một nạn nhân mua bán người được giải cứu trở về
Rời những bản làng để đến trường - là ước mơ của cô bé này và nhiều người bạn mình.Nhưng ước mơ ấy có thể bị bỏ dở bất cứ khi nào vì tục tảo hôn ở nhiều bản làng.
Rời các bản làng vùng cao, nhiều người vẫn tự hỏi chưa biết đến bao giờ phía sau những bản làng vắng lặng kia mới chấm dứt hẳn tình trạng tảo hôn và không có thêm những nạn nhân của những vụ mua bán người.
Thực tế cho thấy những năm gần đây, các địa phương có tỷ lệ tảo hôn và mua bán người cao cũng đã có nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi nạn vấn nạn này: Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, công tác này hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa.
Giải quyết nạn tảo hôn và buôn bán người không thể chỉ trong một sớm một chiều. Những cách thức mà chúng ta đang làm hiện nay hiệu quả ra sao và cần thay đổi những gì để sớm chấm dứt tình trạng đáng lo ngại ấy. Cùng trao đổi về chủ đề nay trong chương trình Sống mới là Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!