"Yêu cho roi cho vọt" có còn phù hợp?

VTV Digital-Thứ hai, ngày 18/12/2023 12:48 GMT+7

VTV.vn - "Yêu cho roi cho vọt" liệu có còn là quan điểm giáo dục đúng đắn trong thời hiện đại hay vô hình chung biến thành vấn nạn bạo hành trẻ em?

Tiêu điểm: "Yêu cho roi cho vọt" có còn phù hợp?

Lối ứng xử "yêu cho roi cho vọt" vốn dĩ rất phổ biến. Câu nói này thường được áp dụng trong quan điểm giáo dục trẻ nhỏ ở Việt Nam. Chữ "roi, vọt" ở đây không phải lúc nào cũng hàm ý bạo lực mà có nghĩa là sự nghiêm khắc trong cách dạy dỗ để con trẻ tiến bộ hơn. Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể lấy đó ra làm cái cớ, hay nói cách khác là mượn danh vì yêu quý, chăm lo cho trẻ mà có những hành vi gây tổn hại đến các em.

Sau khi ly hôn, người con lớn của anh Quang - cậu bé 13 tuổi bị tự kỉ - đã được mẹ đưa từ xã vùng xa của Điện Biên đến Hà Nam sinh sống, dù gia đình hai bên không có họ hàng thân thích ở đây. Anh Quang cho biết: "Khi cháu đã bị bệnh như thế rồi thì cũng muốn tình thương của bố của mẹ, không hiểu sao mẹ lại đi mê tín bảo là con bị oan gia trái chủ, phải đi chùa thì chữa mới khỏi".

Cậu bé 13 tuổi không được đi học, hàng ngày chỉ ở trong khuôn viên chùa, còn người mẹ thường xuyên đi đâu không ai rõ.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 3.

Vô tình trong một lần xuống thăm con ở chùa, người bố đã phát hiện những điều bất thường trên thân thể cậu bé. Theo lời kể của cậu bé, cậu bé thường xuyên bị thầy trên chùa đánh.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 4.
Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 5.

Không cam tâm để con bị đánh, anh Quang đã trình báo sự việc lên cơ quan chức năng. Sau hơn 1 tháng, công an xã đã gửi cho anh kết luận là cháu tự làm đau và gây tổn thương cho cơ thể, sư thầy hoàn toàn không dùng đòn roi để dạy bảo, đánh đập hay bạo hành cháu bé.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 6.

Tuy nhiên, theo luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư Hà Nội): "Tự đánh gây thương tích thì vết thương phải từ vai trở xuống hoặc từ dưới trở lên, nó phải gần như là các vết thương theo chiều dọc thì mới đủ lực gây ra vết tím, còn nếu chiều ngang không làm được việc đấy. Chỉ cần những phán đoán về mặt khoa học pháp lý là có thể loại trừ được những dấu hiệu về việc tự gây thương tích".

Gia đình cháu bé cũng không chấp nhận những kết luận từ phía cơ quan chức năng ở địa phương. Anh Quang cho rằng: "Đáng lẽ là công an xã phải lập biên bản nhưng họ không lập biên bản mà chỉ giải hòa. Các anh ấy lại bảo con nhà tôi tự cào cấu, trong khi đó tôi có đủ bằng chứng thầy chùa thừa nhận là thầy có đánh".

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 7.

Đoạn hội thoại với sư thầy đã được người bố bí mật ghi lại. Có bằng chứng trong tay, anh Quang tiếp tục khiếu nại đến cơ quan công an cấp trên để yêu cầu làm sáng tỏ sự việc.

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam đã từng công bố một số liệu: ở nước ta có đến gần 70% trẻ em từng bị cha mẹ, người chăm sóc bạo lực tại nhà, xếp thứ 27 trên 75 quốc gia.

Luật pháp vốn nghiêm cấm những hành vi xâm hại đến trẻ. Luật Trẻ em cũng có giải thích rất rõ ràng các hành vi bạo hành, bạo lực trẻ em là gì. Thế nhưng, những sự việc gây tổn thương, tổn hại đến trẻ em cả trong gia đình và nhà trường vẫn liên tiếp diễn ra trong thời gian gần đây như: học sinh lớp 1 bị giáo viên đánh gãy ngón tay, thầy giáo có ngôn từ thóa mạ học sinh trong giờ học, cô giáo cũng trần tình việc đánh học sinh tím người chỉ vì thương, bố ném con gái ra sân…

Trong nhiều trường hợp, sự lợi - hại, hay - dở từ cách ứng xử "yêu cho roi cho vọt" có khi được quyết định bởi cách thức, thái độ tiếp nhận, nhìn nhận của những người liên quan. Có người cho đó là việc hệ trọng nhưng cũng có người coi đó là việc hết sức bình thường.

Cơ thể cậu bé 13 tuổi nói trên có nhiều vết thâm tím vốn đã là chuyện không bình thường và nó càng trở nên bất thường khi ngôi chùa này vốn không được phép tiếp nhận hay nuôi dưỡng trẻ em.

Theo người dân xung quanh, cậu bé vốn dĩ vẫn ở tại chùa từ khi sự việc diễn ra. Phóng viên Chuyển động 24h cũng dễ dàng ghi nhận được hình ảnh cậu bé đang ở chính tại nơi mà đáng lẽ ra em không được ở.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 10.

Theo đại diện công an xã, đơn vị này không tiếp nhận và cũng không được phép tiếp nhận đăng ký tạm trú, thường trú cho trẻ em ở chùa. Người dân sống xung quanh thì không biết điều đó nên họ cho rằng việc trẻ em đến ở đây là bình thường. Chỉ sau khi người bố đưa hình ảnh này lên mạng xã hội, mọi người mới bắt đầu xôn xao nhưng không ai thấy bất ngờ.

"Yêu cho roi cho vọt" - tâm lý này khiến người ta dễ có suy nghĩ trẻ em hư bị đánh là chuyện hết sức bình thường. Người vì ngại nên không lên tiếng, người thì cho rằng không phải việc của mình.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 11.
Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 12.
Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 13.
Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 14.

Mới đây, Công an huyện Bình Lục đã đưa ra quyết định xử phạt hành chính 6,5 triệu đồng với trụ trì chùa về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Dù hành vi được kết luận là không gây tổn hại sức khỏe với cháu bé nhưng đây không phải là chuyện đáng để bỏ qua.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 15.

Từ Điện Biên đến Hà Nam, 8 lần cả đi lẫn về với hơn 5.000 km, người bố chỉ mong tìm lại công lý cho con. Vì nếu không quyết tâm đi đến cùng của sự việc thì con của anh chắc chắn sẽ còn phải chịu đựng thêm nhiều sự tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, bởi quá nhiều người cho rằng câu chuyện đòn roi này chưa đến mức phải lên án.

Khảo sát Chỉ số Mục tiêu Phát triển Bền vững của Việt Nam về Trẻ em và Phụ nữ năm 2020 - 2021 chỉ ra hơn 72% trẻ em trong độ tuổi từ 10 - 14 đã từng bị kỷ luật bạo lực; trong đó có 39% trẻ em bị bạo lực tinh thần, 47% trẻ em bị xâm hại thể chất. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo hành trẻ em trước tiên xuất phát từ tư duy của nhiều người, phần lớn trong số đó cho rằng kỷ luật bạo lực là một "biện pháp giáo dục" mà họ lại quên đi rằng việc làm này khiến trẻ em dễ bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần, và cũng đồng thời là một hành vi vi phạm pháp luật.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em - cho rằng: "Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới ký Công ước Quốc tế về quyền trẻ em nên mọi thứ đều được thay đổi, kể cả trong giáo dục gia đình, giáo dục xã hội hay nhà trường đều phải dựa trên quyền của trẻ em. Câu ‘yêu cho roi, cho vọt’ đến bây giờ không còn đúng nữa".

Theo luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư Hà Nội): "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi chỉ ở mức độ thôi, có thể là ta cầm cái roi đe trẻ con. Nhưng nếu trường hợp chúng ta ngày này qua ngày khác trừng phạt, đe dọa hoặc thường xuyên đánh đập làm cho trẻ con sợ hãi, không phát triển được một cách bình thường thì đây là hành vi phải bị xử lý nghiêm chứ không còn là câu chuyện nhân danh việc dạy dỗ trẻ con".

Một nam học sinh lớp 4 bị cô giáo chủ nhiệm dùng roi tre để đánh đòn vì lý do em nhiều lần không làm bài tập cô giao. Ngay sau khi sự việc xảy ra, nhà trường và giáo viên đánh học sinh đã đến nhà gặp phụ huynh và xin lỗi. Lỗi có thể được bỏ qua nhưng những hậu quả sau đó còn nặng nề hơn những vết thương rất nhiều. 

Dù vết hằn trên lưng của cậu bé đã không còn nhưng với người bà, sự bức xúc vẫn còn nguyên vẹn.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 19.

Không có bố mẹ chăm sóc, em phải ở cùng bà. Sau giờ lên lớp, mọi việc trong nhà đều phải tự thân. Người thân duy nhất chỉ có mặt ở nhà khi đêm về.

Vì học kém hơn các bạn cùng những trò nghịch ngợm trong lớp, cậu bé đã bị cô giáo đánh đòn bằng roi để rồi sự việc đã đi quá xa.

Lớp học nay đã có cô giáo mới. Việc giảng dạy vẫn tiếp diễn nhưng áp lực thì càng trở nên lớn hơn với người kế tục.

Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 20.
Yêu cho roi cho vọt có còn phù hợp? - Ảnh 21.

Khi bất lực trước lời dạy dỗ cũng là lúc bạo lực lên tiếng để rồi chính đòn roi đã khiến đứa trẻ càng trở nên bướng bỉnh và lì lợm hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước